Khi thiên thần nhỏ cất tiếng khóc chào đời trong niềm vui sướng, hạnh phúc vô bờ bến của mọi người xung quanh cũng là lúc mẹ bắt đầu một hành trình nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ sơ sinh gian nan vất vả. Do vậy, những mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp mẹ chăm sóc trẻ sơ sinh dễ dàng hơn.
Dây rốn là cầu nối quan trọng giữa mẹ và bé, không những giúp vận chuyển chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ tới bé mà bộ phận này còn là hàng rào bảo vệ, giúp ngăn chặn các vi khuẩn, virus gây hại không xâm nhập vào cơ thể bé.
Sau khi mẹ vượt cạn xong, bác sỹ sẽ cắt dây rốn cho trẻ và còn sót lại phần cuống rốn, khoảng 8-10 ngày sau chào đời cuống rốn sẽ tự rụng và vết thương sẽ liền hẳn sau 15 ngày. Vùng cuống rốn của trẻ khi mới sinh rất dễ bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn nên mẹ cần chăm sóc đúng cách.
Mỗi ngày, mẹ cần làm sạch rốn 1-2 lần bằng miếng bông hoặc gạc thấm một ít cồn 70 độ hoặc cồn Iod và băng lại cho đến khi rốn bé liền sẹo.
Cha mẹ cần thận trọng khi chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh
Hầu hết da trẻ sơ sinh được bao phủ trong một chất màu trắng gọi là vernix caseosa, phần lớn được tạo thành từ các loại dầu trong tuyến mồ hôi của bé. Lớp này hoạt động như một rào cản, bảo vệ da bé trong tử cung của mẹ.
Sau khi sinh, lớp phủ tự nhiên này tiếp tục đóng vai trò ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập đồng thời giữ cho làn da nhạy cảm của em bé của bạn khỏe mạnh và giữ ẩm. Trong vòng 10 – 15 ngày, lớp này sẽ tự bong ra. Tuy nhiên, bé đã có thể tắm sau 1 - 2 ngày chào đời, tùy vào từng điều kiện thời tiết.
Mẹ nên tắm rửa vệ sinh cho trẻ trong thau nước sạch sẽ, ấm khoảng 2-3 lần/tuần, thời điểm thích hợp có thể tắm cho bé là khoảng từ 12h – 15h trong phòng kín gió mẹ nhé. Ngoài ra, ngày nay dịch vụ chăm sóc trẻ sơ sinh, nhất là dịch vụ tắm bé rất phát triển, mẹ hoàn toàn có thể đặt niềm tin của mình vào một trung tâm uy tín có cung cấp dịch vụ này mẹ nhé
Cha mẹ cần tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách
Những giọt sữa đầu đời là nguồn dinh dưỡng vô giá đối với trẻ sơ sinh, vì vậy mẹ hãy cho trẻ bú sớm nhất có thể để cung cấp đủ năng lượng cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
Mẹ nên cho trẻ bú cứ 2-3h/lần với nhiều lần trong ngày và có thể cho trẻ bú ở nhiều tư thế như: bú nằm, bú ngồi.
Giai đoạn trẻ 1 – 6 tháng tuổi là khoảng thời gian phát triển tăng tốc, có tính quyết định đến sức khỏe của trẻ sau này. Do vậy, mẹ cần bỏ túi cho mình thật nhiều kinh nghiệm, kiến thức để chăm sóc trẻ trong giai đoạn này. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, mời các mẹ tham khảo những biện pháp chăm sóc trẻ từ 1 – 6 tháng dưới đây nhé.
Mẹ cũng nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời, bên cạnh đó mẹ cũng cần chú ý trẻ từ 1- 6 tháng tuổi cần bú hoặc cho uống sữa nhiều lần trong một ngày, trung bình 6 lần/ngày.
Khi trẻ càng lớn lên thì nhu cầu dinh dưỡng ngày càng tăng. Do vậy, mẹ cần quan sát và theo dõi trẻ thường xuyên để biết khi nào trẻ đói để cung cấp đủ lượng sữa cần thiết trong ngày.
Trong giai đoạn này, bé yêu có xu hướng ngủ rất nhiều, thường bé có xu hướng sẽ buồn ngủ sau khi đã bú no. Vì vậy khi thiên thần nhỏ của mẹ cáu gắt hay khóc đòi ngủ thì mẹ hãy nhẹ nhàng ôm ấp vỗ về hay ru bé ngủ nhé.
Thời gian ngủ trung bình trong từng thời kỳ của bé là như sau:
Do vậy, mẹ cần chú ý theo dõi nhé thời gian ngủ và tập thói quen cho bé ngủ ngoan, ngủ đủ giấc mỗi ngày nhé.
Cha mẹ cần chú ý tới giấc ngủ của bé
Chơi cùng và trò chuyện cùng bé chính là cách giúp bé yêu phát triển ngôn ngữ, tâm lý và vận động ngay từ những năm tháng đầu đời của trẻ. Ngoài ra đây cũng là biện pháp tuyệt vời giúp làm tăng tình cảm gắn bó, tình mẫu tử thiêng liêng giữa hai mẹ con nữa đấy.
Bạn có thể tương tác với bé bất cứ khi nào mà bé thức dậy và bằng các biện pháp như sau:
Chơi và tương tác với trẻ sơ sinh
Ngay từ những năm tháng đầu đời, do hệ thống miễn dịch của cơ thể chưa phát triển đầy đủ, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất dễ mắc nhiều bệnh nhiễm trùng nhiễm khuẩn do các loại vi khuẩn, vi rút bên ngoài xâm hại. Và một trong những cách phòng ngừa và bảo vệ trẻ tốt nhất đó chính là tiêm phòng vắc xin.
Do vậy, cha mẹ cần theo dõi và ghi nhớ lịch tiêm chủng của trẻ để có thể tiêm phòng cho trẻ đúng lịch giúp nâng cao hiệu quả của việc tiêm phòng.
Thế giới xung quanh luôn là những điều mới mẻ, kích thích trẻ khám phá và tìm hiểu. Trẻ có thể dễ dàng chạm, cầm nắm bất cứ thứ gì xung quanh hay thậm chí cho những đồ vật vào mồm bé mà không nhận thức được sự nguy hiểm của mọi thứ xung quanh.
Chính vì vậy, cha mẹ không nên để trẻ chơi một mình mà không có sự giám sát của người lớn đồng thời đảm bảo không gian sinh hoạt của trẻ được an toàn, không có vật sắc nhọn hay những đường dây điện nguy hiểm.
Không những vậy, bạn cũng không nên để trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi tiếp xúc trực tiếp những vật nuôi trong nhà như chó, mèo, gà… Vì những loại vật này nếu chẳng may tấn công tới em bé thì sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe lẫn tâm lý của trẻ thơ.
Thời điểm thích hợp và tốt nhất cho trẻ nhỏ bắt đầu ăn dặm là khi trẻ được tháng thứ 4 - 6 vì lúc này bộ máy tiêu hóa của trẻ đã khá hoàn chỉnh, cho phép cơ thể bé có thể hấp thu và chuyển hóa các chất dinh dưỡng phức tạp hơn những chất có trong sữa mẹ.
Trong mỗi bữa ăn, trẻ cần được cung cấp đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng: chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và các khoáng chất.
Ban đầu, mẹ nên cho bé ăn từng ít một sau đó khi bé đã quen mùi vị của thức ăn thì bắt đầu tăng dần lên về số lượng và cho bé ăn nhiều bữa hơn. Trong quá trình cho ăn, mẹ có thể phát hiện những món ăn mà bé thích thú và chế biến món ăn để phù hợp khẩu vị của trẻ.
Thời điểm thích hợp ăn dặm ở trẻ nhỏ là khi trẻ được 6 tháng
Mong rằng qua những chia sẻ của bài viết về kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh từng giai đoạn từ giai đoạn trẻ sơ sinh đến khi trẻ 6 tháng tuổi đã giúp mẹ có thêm nhiều kiến thức chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ từ 1 – 6 tháng tuổi. Chúc mẹ và bé yêu sẽ luôn khỏe mạnh và có thật nhiều niềm vui nhé.
Dược sỹ: Mai Anh
Tin tức liên quan