Mẹ biết đấy, hầu hết những trẻ dưới 3 tuổi đều rất khó trình bày hay giải thích những gì mà chúng đang cần, đặc biệt là những đứa trẻ còn quá nhỏ (dưới 6 tháng tuổi). Do vậy, cách tốt nhất để những đứa trẻ này thông báo với cha mẹ hoặc những người chăm sóc khi chúng cần sự giúp đỡ là sử dụng tiếng khóc.
Thông thường, khi chìm vào trong giấc ngủ ban đêm thì trẻ thường sẽ không khóc nữa. Vậy nguyên nhân do đâu mà em bé lại hay khóc đêm?
Trong những năm tháng đầu đời, dạ dày trẻ thường có kích thước rất nhỏ và cần được bú mẹ hoặc cho ăn uống thường xuyên. Hầu hết các bé cần được cho ăn khoảng 2 – 3 giờ/lần.
Bên cạnh các dấu hiệu cho thấy trẻ bị đói như: đưa tay vào miệng, chép miệng thì quấy khóc vào ban đêm hoặc ban ngày cũng là biểu hiện cho thấy trẻ đang đói bụng.
Trẻ nhỏ rất sợ hãi khi ở một mình trong bóng đêm và đó là lý do tại sao khi trẻ thức dậy vào ban đêm, trẻ thường hay quấy khóc như vậy.
Bên cạnh đó, khi mùa đông tới thì nhiệt độ thường hạ thấp xuống vào buổi đêm và làm trẻ cảm thấy lạnh và khóc vào ban đêm.
Khi mẹ truy tìm mãi mà vẫn chưa phát hiện ra lý do tại sao trẻ thường khóc vào ban đêm thì hãy kiểm tra xem trẻ có đang mọc răng không nhé.
Thời điểm trẻ bắt đầu mọc răng sẽ kích thích tăng tiết nước bọt đồng thời gây đau phần nướu trong khoang miệng của trẻ. Chính vì thế, bé khóc đêm có thể do nguyên nhân này.
Chắc hẳn bố mẹ nào cũng rất mong muốn bé có cơ hội tiếp xúc nhiều hơn với thế giới bên ngoài. Vì vậy, nếu có điều kiện thích hợp thì hầu như bố mẹ nào cũng sẽ đưa bé đi tới nhiều sự kiện (đám cưới, bữa tiệc) hoặc khu vui chơi bên ngoài.
Trong những cuộc vui như vậy thì trẻ thường thấy rất phấn khích và dẫn tới trẻ khóc nhiều vào ban đêm. Theo một số chuyên gia cho rằng rất có thể sự phấn khích về cảm xúc ở trẻ là yếu tố nguy cơ gây nên những ác mộng khi trẻ ngủ, từ đó khiến trẻ giật mình và khóc đêm.
Khi mắc bệnh thì đến ngay cả người lớn cũng cảm thấy khó chịu, không thoải mái huống hồ là trẻ nhỏ. Nếu trẻ khóc quá nhiều hoặc phát ra âm thanh lạ vào ban đêm thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ có thể mắc một số loại bệnh nào đó, chẳng hạn như: các bệnh về đường hô hấp (ho hen, COPD…), tiêu hóa (đau bụng, đầy hơi…).
Một số trẻ nhỏ có thể khóc đêm kéo dài từ lúc mới sinh ra đến 1 - 2 tuổi. Nếu không có biện pháp thích hợp can thiệp thì tình trạng bé khóc đêm này có thể kéo dài cho tới khi trẻ được 3 – 4 tuổi.
Và điều này gây rất nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như sự phát triển về thể chất và tâm lý của trẻ như:
- Tình trạng khóc đêm ở trẻ diễn ra thường xuyên, liên tục trong thời gian kéo dài có thể làm gián đoạn sự tăng trưởng cả về chiều cao, cân nặng ở trẻ: bị còi xương suy dinh dưỡng, trẻ thấp còi.
Lý do là hầu hết nhiều loại hormone kích thích sự phát triển thể chất ở người chủ yếu tiết ra vào ban đêm, khi trẻ thường xuyên khóc đêm, thức dậy vào ban đêm thì lượng hormone này sẽ bị suy giảm và khiến trẻ chậm lớn hơn so với các bạn cùng trang lứa.
- Không những thể chất của trẻ bị ảnh hưởng mà trí tuệ, khả năng học tập và nhận thức ở trẻ nhỏ cũng có sự suy giảm khi trẻ thường xuyên khóc đêm.
- Ngoại trừ nguyên nhân về bệnh lý, thì khi trẻ khóc đêm quá nhiều mặc dù mẹ đã đáp ứng đủ hết các nhu cầu của trẻ thì tình trạng này có thể hình thành thói quen xấu: dễ nổi giận, thích làm nũng người lớn, khó tập trung, lo âu…
Có lẽ nhiều cha mẹ sẽ cảm thấy cáu gắt, căng thẳng khi thấy trẻ khóc đêm nhưng điều bạn cần làm lúc này chính là bình tĩnh tìm ra nguyên nhân và thử áp dụng các mẹo chữa trẻ khóc đêm dưới đây:
Một nghiên cứu trên 405 bà mẹ có con trong khoảng độ tuổi từ 7 tháng đến 36 tháng tuổi cho thấy những đứa trẻ được cha mẹ xây dựng thói quen tốt khi đi ngủ hàng đêm sẽ dễ ngủ hơn, ít khóc hơn vào giữa đêm. Mẹ có thể tập cho bé những thói quen này ngay từ khi trẻ được 6 – 8 tuần tuổi bằng những cách như sau:
Khi em bé được 6 – 12 tuần tuổi thì mẹ có thể dỗ bé cho đến khi bé buồn ngủ. Khi bé sắp sửa ngủ hãy đặt em bé xuống giường và để tự em bé chìm vào giấc ngủ.
Mẹ đừng đợi cho đến khi bé ngủ hoàn toàn trong vòng tay của người lớn nhé vì điều này có thể tạo thành thói quen không tốt ở nhiều trẻ khi cứ phải đợi có người ôm ấp, vỗ về thì mới ngủ.
Khi mẹ nhận thấy trẻ có một trong những dấu hiệu đói bụng như đã kể trên thì mẹ có thể cho bé bú sữa mẹ để bé tiếp tục ngủ qua đêm nhé.
Mẹ biết không, nếu được mẹ hoặc người thân trong gia đình xoa bóp nhẹ nhàng vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ sẽ làm bé rất thích thú và tạo được sợi dây liên kết tình cảm giữa bé và người thân nữa đấy.
Mẹ và người lớn có thể nhẹ nhàng nắn tay, chân và massage phần lưng và bụng cho trẻ trước khi đi ngủ. Việc này có thể giúp tăng cường lưu thông khí huyết trong cơ thể trẻ, từ đó giúp bé ngủ sâu giấc hơn, ít quấy khóc hơn vào ban đêm.
Trong đa số các trường hợp, bạn có làm giảm tình trạng tình trạng trẻ khóc đêm bằng cách đáp ứng một nhu cầu nào đó của trẻ. Tuy nhiên, hiện tượng này có thể không thuyên giảm ở một số trẻ nhỏ và bạn cần đưa trẻ tới khám bác sĩ khi thấy trẻ khóc đêm dai dẳng đi kèm với những triệu chứng như sau:
Một trong những nguyên nhân của tình trạng trẻ khóc đêm là do trẻ bị đói, điều này có thể xuất phát từ việc mẹ bị thiếu sữa, ít sữa, không đủ sữa cho con bú. Do đó, mẹ cần cải thiện tình trạng này để giúp trẻ ngủ ngon giấc hơn và không bị đói bụng nữa.
Và gợi ý cho mẹ là mẹ có thể sử dụng sản phẩm sản phẩm ÍCH MẪU LỢI NHI.
ÍCH MẪU LỢI NHI chứa Thiên Môn Chùm (Shatavari) - thảo dược được chứng minh giúp tăng 3,5 lần Prolactin-hormone tạo sữa mẹ
Ngoài ra trong ÍCH MẪU LỢI NHI, các nhà khoa học kết hợp cùng với một số thảo dược quý như:
Ưu điểm 1: Hỗ trợ tăng tiết sữa, tăng lượng sữa mẹ
Sau 5-7 ngày: Nhờ thành phần Shatavari giúp tăng 3,5 lần hóc môn tạo sữa => Số lượng sữa mẹ tăng rõ rệt, mẹ cảm thấy ngực căng tức, sữa xuống dần, lượng sữa tiết ra nhiều hơn, thơm hơn. Mẹ vắt sữa ra mỗi cữ đủ/thừa cho bé bú.
Sau 10 – 15 ngày: Chất lượng sữa mẹ tăng, sữa đặc (đục) sánh, bé bú no lâu hơn, tăng cân đều.
Sau 30 ngày: Mẹ ăn ngon, ngủ ngon (nhờ thành phần Hoài Sơn kiện tỳ vị và thành phần Hương Phụ và Diệp Hạ Châu giúp mẹ tăng chuyển hóa năng lượng vào sữa.
=> Lượng sữa mẹ duy trì ổn định, sữa mẹ ĐẶC, SÁNH, NHIỀU CHẤT DINH DƯỠNG hơn.
Ưu điểm 2: GIúp mẹ nhanh lấy lại vóc dáng sau sinh, bé bú no bụ bẫm phổng phao
- Sau 60 ngày: cơ thể mẹ có đủ thời gian để hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn và chuyển hóa năng lượng vào sữa, giảm bớt lượng mỡ thừa => mẹ nhanh lấy lại vóc dáng thon gọn sau sinh.
Số lượng và chất lượng sữa ổn định => bé tăng cân đều, khỏe mạnh, bụ bẫm phổng phao.
Giấc ngủ vào ban đêm là rất quan trọng đối với mỗi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để giúp chúng có thể để đạt được các mốc phát triển về thể chất cũng như trí tuệ và thể chất. Mong rằng qua bài viết đã giúp mẹ hiểu rõ nguyên nhân và các mẹo chữa trẻ khóc đêm. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh và tận hưởng nhiều điều hạnh phúc trong cuộc sống.
Tin tức liên quan