news

Dở khóc dở cười chuyện ở cữ sau sinh sao cho khoa học?

 Dược sĩ Nguyễn Thị Thảo
 Bác sĩ Phạm Thị Thục
Chắc hẳn nhiều chị em trẻ thế hệ trẻ bây giờ đều được các bà, các mẹ đi trước khuyên răn trong việc kiêng khem, giữ gìn cẩn thận trong thời gian sau sinh. Thế nhưng liệu chuyện ở cữ sau sinh như vậy có thật sự cần thiết không? Và ở cữ sau sinh như thế nào cho khoa học? Tất cả sẽ đều được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.

1. Phụ nữ sau sinh có cần ở cữ hay không?

Thực tế thì, các chị em sau khi trải qua quá trình vượt cạn thì NÊN ở cữ sau sinh. Các cụ nói “ chửa là cửa mả” đâu có sai. Hơn 9 tháng mang nặng đẻ đau, rồi cuộc “vượt cạn” thừa sống thiếu chết, ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe người phụ nữ.

 

Do vậy, khoảng thời gian ở cữ sau sinh là vô cùng cần thiết để cơ thể mẹ tự hồi phục vết thương sau khi sinh, hạn chế những biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe của mẹ sau này.

Ở cữ sau sinh

Phụ nữ sau sinh rất cần ở cữ để hồi phục sức khỏe

2. Ở cữ bao lâu?

Các bà, các mẹ đi trước thường khuyên rằng nên ở cữ trong 3 tháng với chế độ kiêng cữ rất khắt khe như: không được đánh răng, tắm gội, không được tiếp xúc với người lạ…

 

Thời gian kiêng cữ lâu như vậy có thể gây ảnh hưởng tới việc vệ sinh thân thể của mẹ, dẫn tới nhiều bệnh do vệ sinh kém gây ra.

 

Không những vậy, nếu thời gian ở cữ quá lâu với chế độ ăn uống kiêng khem quá mức, thiếu chất dinh dưỡng có thể ảnh hưởng chung tới sức khỏe của cả mẹ và bé.

 

Vậy thời gian ở cữ bao lâu là hợp lý? Mẹ bỉm sữa nên ở kiêng khem khoảng 7-8 ngày sau sinh là đã có thể vệ sinh cá nhân (tắm rửa) được rồi nhé.

 

Phụ nữ sau sinh nên ở cữ

Phụ nữ sau sinh không nên ở cữ quá lâu

3. Ở cữ như thế nào cho khoa học?

Có rất nhiều lý thuyết được đưa ra về chuyện ở cữ sau sinh làm nhiều chị em hoa mắt không biết đâu là điều thật sự đúng đắn, phù hợp cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Vậy thì những kinh nghiệm ở cữ sau sinh dưới đây sẽ giúp mẹ vượt qua thời kỳ khó khăn này, mời mẹ cùng tiếp tục tìm hiểu.

3.1. Cách vệ sinh cơ thể sau sinh

Nhiều chị em sau sinh có tâm sự với Ích Mẫu Lợi Nhi rằng họ được thế hệ khuyên rằng 3 tháng sau sinh mới được tắm gội, đánh răng. Thế nhưng chính cách làm này lại khiến cơ thể của mẹ tích tụ nhiều chất bẩn và tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn gây hại sinh sôi, phát triển và gây nhiều bệnh cho các chị em.

 

Không dừng tại đó, chính việc mẹ kiêng cữ quá lâu không tắm gội mà những vi khuẩn từ cơ thể mẹ có thể lây truyền cho bé thông qua việc tiếp xúc ngoài da, cho bé bú qua hô hấp… và tấn công tới hệ miễn dịch còn non nớt ở trẻ và làm trẻ dễ bị mắc bệnh hơn bao giờ hết.

 

Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé thì mẹ cần có cách vệ sinh cơ thể đúng cách thông qua những mẹo sau:

 

Tắm gội

Nhiều bà mẹ thế hệ đi trước thường quan niệm rằng phụ nữ sau sinh cần kiêng không tắm cả tháng trời. Tuy nhiên, theo các chuyên gia nếu mẹ không vệ sinh cơ thể sạch sẽ rất dễ dẫn tới tình trạng nhiễm trùng, nhiễm khuẩn đặc biệt khu vực vùng kín và bầu ngực của mẹ.

 

Vậy sau khi sinh, mẹ nên tắm gội khi nào là hợp lý? Câu trả lời là 3-4 ngày sau sinh, mẹ có thể tắm gội được. Mẹ cần chú ý là vệ sinh cơ thể bằng nước ấm, trong phòng kín gió để tránh bị cảm lạnh. Với những ngày đầu sau khi sinh, mẹ chưa thể tắm ngay được thì mẹ có thể dùng khăn mềm sạch lau người để làm sạch cơ thể nhé.

 

Đối với bầu ngực, mẹ cần chú ý vệ sinh bầu ngực sau sau khi cho bé bú xong bằng cách lau đầu ti khăn vải mềm, dễ thấm hút. Nếu mẹ không chú trọng làm sạch bộ phận này thì vi khuẩn dễ sinh sôi, phát triển lâu ngày dẫn tới viêm tắc tuyến vú và tình trạng mất sữa, ít sữa ở nhiều mẹ sau sinh.

 

Bên cạnh đó, mẹ cùng cần làm sạch vùng kín sau sinh bằng nước sạch theo sự hướng dẫn của bác sĩ và nhân viên y tế. Các chị em không nên sử dụng tùy ý các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ vì chúng có thể gây kích ứng tới các vết thương vùng kín sau quá trình vượt cạn.

Mẹ sau sinh 1 tuần có thể tắm gội

Mẹ sau sinh 1 tuần có thể tắm gội

 

Quần áo mặc hàng ngày

Với tâm lý đề phòng cảm lạnh và trúng gió độc, nhiều chị em cho rằng sau khi sinh phải mặc quần áo dài tay, không được ngồi phòng có máy lạnh, phải đi tất… để làm ấm cơ thể.

 

Nhưng quan niệm này là hoàn toàn sai, mẹ nên lựa chọn trang phục phù hợp với khí hậu thời tiết, không phải lúc nào mẹ cũng mặc quần áo dài được nhất là trong điều kiện thời tiết mùa hè oi bức, nắng nóng.

 

Không những vậy, mẹ cũng nên chọn những loại quần áo rộng rãi để tiện cho hoạt động sinh hoạt hàng ngày và thuận tiện việc cho con bú nữa. Ngày nay, các loại áo ngực đã được thiết kế riêng cho các mẹ bỉm sửa không những đảm bảo vẻ đẹp cho vòng một của mẹ mà còn dễ dàng khi cởi áo cho bé bú. Mẹ có thể tìm mua loại áo ngực này nhé.

 

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Các bà, các mẹ ngày xưa thường dặn dò các chị em mới sinh rằng chỉ nên đánh răng sau 1 tháng sau sinh, không được đánh răng ngay vì dễ bị tổn thương men răng và ê buốt. Đây cũng là quan niệm không đúng.

 

Chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng mình việc mẹ sau sinh đánh răng gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

 

Thậm chí nếu mẹ không vệ sinh răng miệng sạch sẽ, nhất là sau sinh mẹ ăn các món ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng (có hàm lượng đường, chất béo cao) sẽ tạo điều kiện môi trường thuận lợi để nhiều vi khuẩn có hại phát triển, dễ dẫn tới sâu răng hoặc các vấn đề khác về răng miệng như: viêm lợi, chảy máu chân răng, răng ố vàng…

 

Do vậy, dù sau sinh mẹ đang rất mệt mỏi thì cũng nên cố gắng vệ sinh răng miệng đúng cách như súc miệng nước muối, đánh răng 2 lần/ngày nhé.

Các bà mẹ sau sinh có thể đánh răng

Các bà mẹ sau sinh nên chú ý giữ gìn vệ sinh răng miệng

3.2. Vận động, nghỉ ngơi hợp lý

Vận động nhẹ nhàng là liều thuốc thần kỳ, mang lại nhiều lợi ích cho mẹ sau sinh như:

 

  • Hạn chế tình trạng nhức mỏi các cơ sau sinh khi sinh.
  • Giúp lưu thông khí huyết cơ thể.
  • Giảm tình trạng táo bón hay gặp ở nhiều mẹ sau sinh.
  • Tăng sức đề kháng và khả năng hồi phục sức khỏe của mẹ bỉm sữa.
  • Góp phần cải thiện tinh thần, tâm lý mệt mỏi của các chị em sau khi vượt cạn.

 

Vì vậy, nếu sức khỏe của mẹ không có gì bất thường thì mẹ nên đi bộ nhẹ nhàng sau sinh, hãy bước ra khỏi giường và tận hưởng không khí vui tươi bên ngoài mẹ nhé.

Vận động an toàn và đúng cách cho mẹ sau sinh

Vận động an toàn và đúng cách cho mẹ sau sinh

3.3. Chuyện quan hệ vợ chồng

Khoảng thời gian đầu sau khi sinh, mẹ nên kiêng quan hệ cho tới khi vết thương vùng kín (với mẹ sinh thường) hoặc vùng bụng (với mẹ sinh mổ) hồi phục hoàn toàn.

 

Sau khi sinh khoảng 4-6 tuần là mẹ có thể cùng ông xã hâm nóng tình cảm bằng chuyện chăn gối rồi nhé. Để biết cách quan hệ an toàn sau sinh, mời mẹ cùng tìm hiểu trong bài viết…

3.4. Chế độ dinh dưỡng sau sinh

Chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học không những quyết định đến sự hồi phục sức khỏe mẹ sau sinh mà còn quyết định đến chất lượng hay số lượng sữa mẹ cho con bú. Vì vậy, mẹ không nên kiêng khem quá mức để rồi ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé nhé.

 

Bí quyết quan hệ sau sinh an toàn dành cho các chị em sau khi vượt cạn

Bí quyết quan hệ sau sinh an toàn dành cho các chị em sau khi vượt cạn

Sau sinh là khoảng thời gian khủng hoảng với nhiều mẹ bỉm sữa, bên cạnh chuyện chăm con tất bật còn là nỗi lo chăn gối bên chồng. Những thay đổi từ sinh lý tới cấu trúc “cô bé” sau ngày vượt cạn ảnh h...

Xem thêm

 

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý, để đảm bảo duy trì và tạo nguồn sữa mẹ thơm ngon, đặc sánh và bổ dưỡng thì mẹ nên sử dụng thêm các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược hỗ trợ tăng cường tiết sữa, kích sữa  giúp sữa về nhiều, đặc, thơm, mát hơn cho con ví dụ như ví dụ như sản phẩm ÍCH MẪU LỢI NHI.

 

ÍCH MẪU LỢI NHI có chứa Thiên Môn Chùm (Shatavari)  - thảo dược được chứng minh giúp tăng 3,5 lần Prolactin-hormone tạo sữa mẹ

Ngoài ra trong ÍCH MẪU LỢI NHI, các nhà kết hợp kết hợp cùng với một số thảo dược quý như: Hoài Sơn có tác dụng kiện kỳ vị giúp mẹ ăn ngon, hấp thu tốt; Hương Phụ phối hợp với Diệp Hạ Châu tác động hiệp đồng tại gan, giúp chuyển hóa năng lượng từ cơ thể mẹ vào sữa, giúp sữa giàu dinh dưỡng, đảm bảo nguồn sữa tốt, chất lượng, đặc hơn, thơm và sánh hơn.

vì sao nên chọn ích mẫu lợi nhi

Ưu điểm 1: Hỗ trợ tăng tiết sữa, tăng lượng sữa mẹ

  • Sau 5-7 ngày: Nhờ thành phần Shatavari giúp tăng 3,5 lần hóc môn tạo sữa => Số lượng sữa mẹ tăng rõ rệt, mẹ cảm thấy ngực căng tức, sữa xuống dần, lượng sữa tiết ra nhiều hơn, thơm hơn. Mẹ vắt sữa ra mỗi cữ đủ/thừa cho bé bú.
  • Sau 10 – 15 ngày: Chất lượng sữa mẹ tăng, sữa đặc (đục) sánh, bé bú no lâu hơn, tăng cân đều.
  • Sau 30 ngày: Mẹ ăn ngon, ngủ ngon (nhờ thành phần Hoài Sơn kiện tỳ vị và thành phần Hương Phụ và Diệp Hạ Châu giúp mẹ tăng chuyển hóa năng lượng vào sữa.

=> Lượng sữa mẹ duy trì ổn định, sữa mẹ ĐẶC, SÁNH, NHIỀU CHẤT DINH DƯỠNG hơn.

 

Ưu điểm 2: GIúp mẹ nhanh lấy lại vóc dáng sau sinh, bé bú no bụ bẫm phổng phao

- Sau 60 ngày: cơ thể mẹ có đủ thời gian để hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn và chuyển hóa năng lượng vào sữa, giảm bớt lượng mỡ thừa => mẹ nhanh lấy lại vóc dáng thon gọn sau sinh.

Số lượng và chất lượng sữa ổn định => bé tăng cân đều, khỏe mạnh, bụ bẫm phổng phao.

 

Mong rằng qua những thông tin mà bài viết chia sẻ về thời gian ở cữ sau sinh, và cách ở cữ như thế nào cho khoa học đã giúp các mẹ bỉm sữa có thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mình để nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Chúc cho những điều tốt đẹp sẽ luôn đến với mẹ và bé nhé.

Dược sỹ: Mai Anh

 

 

 

 

GỬI CÂU HỎI hoặc ĐẶT HÀNG TẠI ĐÂY!