Tầng sinh môn hay còn gọi là đáy chậu, có vị trí ở khu vực giữa đùi kéo dài từ âm đạo đến tử cung. Tầng sinh môn bao gồm tất cả các phần mềm cân, cơ, dây chằng bịt lỗ dưới sườn chậu.
Rạch tầng sinh môn là thủ thuật cắt xuyên qua khu vực giữa cửa âm đạo và hậu môn, được thực hiện nhằm mục đích làm cho âm đạo của mẹ bầu mở lớn hơn để sinh con được thuận lợi, dễ dàng. Rạch tầng sinh môn có thể được phân thành hai loại:
Các kiểu đường cắt tầng sinh môn khi sinh con
Sau khi sinh em bé và nhau thai được lấy ra ngoài, các bác sỹ tiến hành khâu tầng sinh môn, trước khi khâu lại tầng môn thì bác sỹ có sử dụng thuốc tê giúp quá trình khâu lại trở nên dễ dàng hơn.
Không phải tất cả phụ nữ sinh thường sẽ được bác sỹ yêu cầu phẫu thuật cắt tầng sinh môn, rạch tầng sinh môn có thể được sử dụng hỗ trợ trong các trường hợp sau:
Đối với mẹ: Mẹ có tiền sử bệnh lý cần phải sinh nhanh chóng tránh gây nguy hiểm tới sức khỏe của mẹ, ví dụ mẹ bị mắc các bệnh như: huyết áp cao, suy tim… Hoặc trong trường hợp mẹ sinh thiếu tháng, tầng sinh môn của mẹ bị sưng, phù khi chuyển dạ kéo dài
Đối với em bé: Rạch tầng sinh môn khi đầu bé quá lớn, em bé có khả năng bị ngạt.
Để chắc chắn hơn về việc mình có phải rạch tầng sinh môn khi sinh thường không, mẹ bầu nên đến thăm khám các bác sỹ chuyên gia để được tư vấn chính xác nhé.
Khi mẹ lên cơn chuyển dạ sinh thường cũng là lúc “cô bé” dãn rộng ra để giúp thai nhi được đẩy ra ngoài, nếu có chỉ định từ trước, bác sỹ sẽ tiến hành rạch tầng sinh môn để quá trình vượt cạn của mẹ nhanh chóng, thuận lợi hơn.
Trong quá trình đó, những cơn đau chuyển dạ có thể lấn át cơn đau do việc rạch tầng sinh môn, mẹ không cảm nhận được nhiều tác động của việc rạch tầng âm đạo. Sau khi sinh em bé xong, bác sỹ sẽ khâu tầng sinh môn và nhiều mẹ cảm thấy khá đau, tuy nhiên những cảm giác khó chịu này sẽ dần biến mất sau nhiều tháng mẹ sinh bé.
Tùy cơ địa của mỗi mẹ bỉm sữa và mức độ nông sâu của vết rạch, vết khâu tầng sinh môn sẽ cần các khoảng thời gian khác nhau để lành. Thông thường, sau khoảng 4-6 tuần thì vết khâu tầng sinh môn sẽ lành và mẹ bỉm sữa có thể trở lại với các sinh hoạt bình thường, trong đó có việc: kinh nguyệt xuất hiện trở lại, quan hệ tình dục sau sinh…
Trong một số trường hợp, khi thấy vết khâu tầng sinh môn bị há miệng (bục chỉ) mẹ cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để có biện pháp xử lý kịp thời.
Sau khoảng 4-6 tuần thì vết khâu tầng sinh môn sẽ lành
Sau sự chịu đựng đầy phi thường mà mẹ đã trải qua khi chuyển dạ, nhất là sau khi mẹ đã rạch và khâu tầng sinh môn thì việc chăm sóc mẹ tiếp theo đó là rất quan trọng, giúp mẹ hạn chế các loại nhiễm trùng có thể gặp phải, đảm bảo vết thương chóng liền.
Các cơn đau sau khi rạch và tầng sinh môn có thể làm ảnh hưởng đến tâm lý vốn nhạy cảm của nhiều mẹ sau sinh, khiến nhiều chị em “mất ăn mất ngủ”. Để giảm đau do vết rạch và khâu tầng sinh môn gây ra, mẹ có thể áp dụng các biện pháp như sau:
Trải qua cơn vượt cạn đầy ắp nụ cười và cả những giọt nước mắt hạnh phúc, lúc này các chị em cảm thấy mệt mỏi và gần như kiệt sức, do vậy chế độ dinh dưỡng hợp lý và hạn chế ăn kiêng một số loại thực phẩm sẽ giúp mẹ sớm hồi phục vết thương do rạch tầng sinh môn gây ra.
Cũng giống như các mẹ sinh thường mà không cần phải rạch tầng sinh môn, sau khi bị rạch và khâu tầng sinh môn, mẹ cần bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng như: chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và các khoáng chất để giúp mẹ hồi phục sức khỏe nhanh hơn, vừa đảm bảo chất lượng nguồn sữa mẹ. Thực đơn hàng ngày của mẹ sau sinh nên đa dạng các loại thực phẩm như:
Mẹ cần tránh ăn một số thực phẩm có thể khiến vết thương khó liền, khó hồi phục hoặc thậm chí làm cho vết thương nặng hơn nữa đấy, sau đây là một số thực phẩm mẹ cần kiêng:
Chế độ dinh dưỡng của mẹ sau sinh rạch tầng sinh môn nên đầy đủ và cân bằng chất dinh dưỡng
Các loại thực phẩm này không nhưng làm ảnh hưởng tới quá trình hồi phục sức khỏe của mẹ sau sinh mà còn là những thực phẩm làm mất sữa mẹ
Quá trình sinh thường kết hợp với việc rạch tầng sinh môn gây tổn thường nhiều tới “cô bé”, gây ra cảm giác đau khó chịu cho mẹ bỉm sữa, do đó mẹ bỉm sữa không nên quan hệ sau sinh quá sớm ngay khi vừa mới vượt cạn để có đủ thời gian để phục hồi sức khỏe của cơ thể và khu vực âm hộ.
Thông thường, nếu sức khỏe mẹ phục hồi tốt thì sau khi khâu tầng sinh môn ít nhất là 6 tuần, mẹ có thể quan hệ, gần gũi với chồng mình. Tuy nhiên, sau khi khâu tầng sinh mẹ nên quan hệ với tần xuất vừa phải để tránh ảnh hưởng không tốt tới sự hồi phục của cô bé nhé.
Mẹ bỉm sữa cần chú ý thời gian quan hệ được sau khi khâu tầng sinh môn
Mong rằng qua những thông tin mà bài viết chia sẻ về rạch tầng sinh môn đã giúp các mẹ sinh thường không còn lo lắng, thoải mái và sẵn sàng vượt qua quá trình chuyển dạ nhiều thử thách phía trước. Chúc mẹ và bé yêu sẽ luôn lạc quan, mạnh khỏe và hạnh phúc nhé!
Dược sĩ: Mai Anh
Tin tức liên quan