Đây là câu hỏi phổ biến của nhiều chị em khi đang có kế hoạch có bầu, thật sự tiêm phòng trước khi mang thai là việc cần thiết. Vắc xin giúp bảo vệ các chị em và em bé chống lại các bệnh nghiêm trọng như sởi, quai bị, rubella.
Bạn biết đấy khi mang thai, hệ miễn dịch trong cơ thể của người phụ nữ đã có phần suy giảm, không còn khỏe mạnh như những lúc bình thường chưa mang thai, do vậy nguy cơ mắc các bệnh cũng cao hơn. Không những vậy, một số bệnh truyền nhiễm mẹ mắc phải có thể sẽ truyền sang thai nhi gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé như: đẻ non, sẩy thai, dị tật bẩm sinh ở thai nhi… Điều đó có nghĩa là khi bạn tiêm phòng vắc-xin trước khi mang thai, bạn không chỉ bảo vệ bản thân mình mà còn bảo vệ cho cả bé nữa đấy.
Đừng chần chừ nhé, hãy đến với các bác sỹ chuyên khoa sinh sản để khám sức khỏe tổng thể để được tư vấn và nên tiêm phòng trước khi mang thai nhé.
Nên tiêm phòng trước mang thai bạn nhé
Chắc hẳn, bạn luôn mong muốn có sự chuẩn bị đầy đủ và cần thiết nhất cả về thể chất lẫn tinh thần để đón chờ sự xuất hiện của “thành viên mới” trong gia đình đúng không nào? Vậy thì các chị em có thể bỏ túi ngay cho mình những thông tin quan trọng về những mũi tiêm phòng trước mang thai ngay dưới đây nhé.
Rubella (sởi Đức) là một bệnh truyền nhiễm có thể rất nguy hiểm mà nếu mắc phải bệnh này trong khi đang mang thai. Trên thực tế, bệnh Rubella có thể gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của bà bầu như: sảy thai hoặc dị tật bẩm sinh nghiêm trọng. Cách bảo vệ tốt nhất chống lại rubella là tiêm phòng bằng các loại vắc-xin như: vắc xin MMR (sởi-quai bị-rubella), vắc xin rubella đơn giá.
Cũng giống như Rubella, khi mẹ mang thai mắc bệnh sởi sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: em be sinh ra bị nhẹ cân, sinh không đủ tháng hoặc thậm chí là sẩy thai. Hầu hết phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ hoặc đã được tiêm chủng ngừa sởi khi còn nhỏ vẫn có nguy cơ mắc bệnh sởi. Do vậy, để yên tâm về tình trạng sức khỏe của mình, bạn có thể nhờ sự tư vấn của các bác sỹ sớm để tiêm phòng sởi trước khi mang thai nhé.
Quai bị bệnh nhiễm trùng do paramyxovirus gây và lây lan qua những giọt nước bọt bị nhiễm trong không khí. Nếu mẹ mắc bệnh quai bị trong 3 tháng đầu có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai hoặc mắc ở 3 tháng cuối của thai kỳ tăng nguy cơ sinh non, thai chết lưu. Với những ảnh hưởng nghiêm trọng như vậy với sức khỏe của cả mẹ và em bé, các chị em nên tiêm phòng vắc xin quai bị trước khi mang thai ít nhất là 1-3 tháng nhé.
Các bạn biết không, trẻ sinh ra từ người mẹ bị nhiễm viêm gan B có nguy cơ mắc viêm gan B mạn tính cao hơn 90% nếu không được điều trị đúng cách khi sinh. Do vậy, phụ nữ mang thai cần nên biết liệu bản thân mình có viêm gan B không để ngăn ngừa truyền virus cho em bé trong khi sinh qua những xét nghiệm sàng lọc y tế nhé.
Nếu trót lỡ quên tiêm phòng viêm gan B trước khi mang thai, mẹ hoàn toàn có thể đến các cơ sở y tế để tiêm chủng khi mang thai nhé.
Bạn đã bao giờ thắc mắc rằng không hiểu tại sao một số bà bầu lại bị viêm phổi không? Đó có thể là một trong những biến chứng khá nguy hiểm khi mẹ bầu mắc bệnh thủy đậu đấy. Không những vậy, bệnh thủy đậu trong thai kỳ còn gây rủi ro không nhỏ cho thai nhi:
Do vậy, các chị em phụ nữ đừng chần chừ hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi mang thai để có thể phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này nhé.
Trước khi mang thai cần tiêm phòng những gì
Lịch tiêm chủng trước khi mang thai rất đơn giản, mẹ có thể ghi chép lại trong quyển sổ hoặc các ứng dụng trong điện thoại di động để tiện theo dõi nhắc nhở nhé.
Trước khi mang thai 3 tháng: mẹ nên tiêm các mũi thủy đậu, sởi, quai bị, rubella
Trước khi mang thai 7 tháng: mẹ cần tiêm 3 mũi vắc xin viêm gan B
Cuộc sống bận bịu, nhiều lo toan hàng ngày làm nhiều chị em quên đi mất lịch tiêm chủng trước khi mang thai. Khi đó, chị em phụ nữ có thể tâm sự và cùng người thân hoặc ông xã của mình để nhắc nhở tiêm phòng đúng thời gian nhé.
Tiêm phòng trước mang thai hết bao nhiêu tiền cũng là mối quan tâm của phần đông các chị em. Giá thành của các loại vắc xin tiêm phòng trước khi mang thai phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
Thời điểm tiêm phòng
Có một số giai đoạn mà mặt hàng rất khan hiếm, nhiều địa điểm tiêm phòng hét giá cao hơn gấp nhiều lần so với bình thường làm cho nhiều người không khỏi giật mình, ngỡ ngàng. Do vậy, các chị em nên tham khảo giá tiêm phòng ở nhiều nơi để hạn chế bị “bóp giá” nhé.
Cơ sở tiêm dịch vụ
Giá của các loại vắc xin tiêm phòng ở mỗi cơ sở tiêm dịch vụ có sự khác nhau, điều này tùy thuộc vào nguồn hàng nhập, chiến lược kinh doanh của mỗi công ty. Chính vì vậy, các chị em nên cân nhắc lựa chọn những cơ sở tiêm phòng uy tín, tránh trường hợp bị “đội giá” quá cao so với thị trường.
Tại địa điểm tiêm của công ty Vắc xin Việt Nam (VNVC), giá trọn gói các mũi tiêm viêm gan B, thủy đậu, sởi, quai bị, rubella là 2.376.000 đồng.
Để chắc chắn, các chị em nên trích khoảng 2.5 – 3 triệu đồng trong thu nhập của mình để chuẩn bị trước khi tiêm phòng nhé.
Tiêm phòng trước khi mang thai hết bao nhiêu tiền
Các chị em biết đấy sức khỏe luôn là vấn đề quan trọng hàng đầu nhất là đối với các chị em chuẩn bị “lên chức” làm mẹ. Việc tìm ra các cơ sở, trung tâm tiêm phòng uy tín, có chất lượng sẽ đảm bảo hạn chế cho chị em những rủi ro, biến chứng nguy hiểm có thể thể gặp phải. Dưới đây là địa chỉ tiêm phòng uy tín trong nước mà chị em có thể tham khảo nhé.
Tại Hà Nội
- Trung tâm tiêm chủng Vắc xiin dành cho trẻ em và người lớn VNVC
+ Số 180 Trường Chinh, phường Khương Thượng, Đống Đa, Hà Nội
+ Số điện thoại: 1800 6595
- Trung tâm Y tế dự phòng:
+ 50C Hàng Bài, số điện thoại: 04.38229263
+ 70 Nguyễn Chí Thanh, số điện thoại: 04. 37730268
- Trung tâm tiêm chủng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương
+ 131 Lò Đúc, Quận Hai Bà Trưng Hà Nội
+ Số điện thoại: 024 3972 4124
Tại TP. HCM
Nhiều chị em lỡ “dính bầu” mà quên mất không tiêm tiêm phòng trước khi mang thai, trong tình huống này mẹ đừng quá lo lắng, căng thẳng mà ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi nhé. Nhiều chị em có sức khỏe và hệ miễn dịch tốt vẫn vượt qua thai kỳ an toàn và khỏe mạnh, em bé vẫn phát triển bình thường dù trước đó quên chưa tiêm phòng hoặc không biết việc tiêm phòng trước khi mang thai.
Khi mẹ bầu không tiêm phòng trước khi mang thai, mẹ bầu cần có chế độ chăm sóc dinh dưỡng cũng như sinh hoạt điều độ, hợp lý để tăng cường sức khỏe và luôn nhớ lịch khám thai định kỳ cho bà bầu để có thể theo dõi sự phát triển của em bé tốt hơn nhé.
Mong rằng qua những thông tin về tiêm phòng trước mang thai mà bài viết cung cấp đã giúp các chị em hiểu hơn về vai trò cũng như những mũi tiêm cần thiết trước khi chuẩn bị lên chức “làm mẹ”. Chúc các bạn sẽ sớm có tin vui và chuẩn bị sức khỏe thật tốt để chào đón sự xuất hiện của các sinh linh bé bỏng nhé!
Dược sĩ: Mai Anh
Tin tức liên quan