news

Toàn bộ sự thật về bệnh viêm tuyến sữa khi cho con bú

 Dược sĩ Nguyễn Thị Thảo
 Bác sĩ Phạm Thị Thục
Nhiều mẹ sau sinh thường phải đối diện với bệnh viêm tuyến vú ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của mẹ và bé. Vậy mẹ đã thật sự hiểu rõ về căn bệnh này, nguyên nhân gây bệnh và cách xử lý khi phát hiện mắc viêm tuyến vú? Đọc ngay bài viết để có góc nhìn tổng quan nhất:

1. Bệnh viêm tuyến sữa là gì?

Viên tuyến sữa hay còn gọi là viêm tuyến vú là bệnh nhiễm trùng ở một hay nhiều ống dẫn sữa của vú gây đau ngực, sưng, nóng và đỏ vú.

 

Bệnh viêm tuyến vú xuất hiện ở mọi đối tượng, nhưng phố biển nhất thường xảy ra trong thời gian 6 tháng đầu nuôi con, khiến người mẹ luôn trong tình trạng mệt mỏi và kiệt sức.

 

viêm tuyến sữa

Bệnh viêm tuyến sữa 

2. Triệu chứng bệnh viêm tuyến sữa

Những dấu hiệu của bệnh viêm tuyến vú có thể xuất hiện như:

  • Vú bị sưng đỏ.
  • Căng tức, thường ở phần trên của vú.
  • Đau nhức hoặc có cảm giác nóng rát trong vú kéo dài liên tục hoặc khi cho con bú.
  • Rùng mình ớn lạnh.
  • Chán ăn.
  • Mẹ sốt cao từ 38,3oC.

3. Nguyên nhân viêm tuyến sữa (viêm tuyến vú)

Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm tuyến sữa gồm:

  • Mẹ cho con bú sai kĩ thuật khiến sữa bị kẹt trong vú dẫn đến viêm nhiễm.
  • Tắc ống dẫn sữa làm sữa bị lưu lại không được thông tắc. Tình trạng tắc tia sữa kéo dài cùng vệ sinh kém gây ra nhiễm trùng vú.
  • Vi khuẩn trên bề mặt da của mẹ; hay vi khẩn trong mũi và miệng của trẻ có thể đi vào đường sữa thông qua vết nứt hoặc vết rạn da của núm vú  gây nhiễm trùng vú.

Các yếu tố nguy cơ gây viêm tuyến vú mẹ cần lưu ý:

  • Núm vú bị đau và nứt.
  • Mẹ chỉ cho con bú một bên ngực.
  • Mẹ mặc áo lót quá chật.
  • Mẹ có tiền sử mắc bệnh viêm tuyến vú.
  • Cho bé bú trong suốt tuần đầu sau sinh. 

4. Viêm tuyến sữa có có nguy hiểm không?

Nếu phát hiện mắc viêm tuyến sữa và không có phương pháp điều trị đúng, kịp thời để tình trạng bệnh kéo dài có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

  • Áp xe: Rất dễ hình thành một áp xe bên trong một phần vú bị nhiễm trùng. Áp xe là một vùng tụ mủ, màu đỏ, có thể nhìn thấy bằng siêu âm. Xảy ra ít hơn 1 trong 100 trường hợp bị viêm vú.
  • Bị ứ sữa: Sữa không hoàn toàn rút hết ra khỏi vú trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ, sữa ứ có thể xảy ra. Điều này gây ra áp lực tăng lên trên ống sữa và rò rỉ sữa vào xung quanh mô vú, có thể dẫn đến đau và viêm vú mãn tính.
  • Bệnh dễ tái phát: Viêm tuyến vú cũng có nguy cơ tái phát cao, khi bạn mắc bệnh lâu thì rất khó chữa gây khó khăn cho việc nuôi con bằng sữa mẹ sau này.

5. Bị viêm tuyến sữa mẹ phải làm sao?

Đầu tiên, bạn cần:

  • Tiếp tục cho con bú và nên bắt đầu với bên ngực bị viêm trước. Trường hợp bên ngực bị viêm quá đau, mẹ có thể cho bé bú bên còn lại trước; khi sữa đã ra đều thì mẹ cho con bú lại bên bị viêm.
  • Hãy cố đặt cằm bé lên khu vực bị đỏ giúp khai thông các ống dẫn bị tắc.
  • Mát xa nhẹ nhàng hướng về núm vú khi đang cho con bú.
  • Thực hiện vắt hết sữa ra khỏi ngực sau khi cho con bú, hãy chắc là không còn chút sữa nào còn đọng lại trong ngực mẹ nhé.

Rất nhiều mẹ bị viêm tuyến sữa có gửi câu hỏi cho chuyên gia rằng “Bị viêm tuyến sữa có nên cho con bú?”. Câu trả lời là mẹ nên tiếp tục cho con bú cũng như chú ý vắt sữa đúng cách giúp rút ngắn thời gian nhiễm bệnh. Trong đó việc cho con bú chính là cách tốt nhất giúp mẹ có thể lấy hết sữa ra và lượng sữa này vẫn an toàn cho trẻ vì dịch tiêu hóa trong cơ thể trẻ có khả nưng diệt vi khuẩn.

 

viêm tuyến sữa có nên cho con bú

Viêm tuyến sữa mẹ nên cho con bú

 

Khi bị viêm tuyến vú, trước khi cho con bú mẹ cần làm sạch vú bằng vải thấm nước ấm khoảng 15 phút. Thực hiện như vậy ít nhất 3 lần một ngày. Điều này sẽ giúp sữa dễ ra hơn.

 

Đặc biệt, nếu mẹ có các triệu chứng dưới đây cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt:

  • Cảm thấy có hạch hoặc khối u cứng ở vú, thường có thể mẩn đỏ và nóng ngực.
  • Sốt cao kéo dài
  • Mệt mỏi, suy nhược cơ thể
  • Đau cơ bắp
  • Các triệu chứng giống cảm cúm trong vài giờ trước khi bạn thấy vú của mình bị đau âm ỉ và ửng đỏ
  • Chảy nước mắt nhiều

6. Cách điều trị viêm tuyến sữa khi cho con bú

Cách chẩn đoán mắc viêm tuyến vú

Để chẩn đoán xác định mẹ có mắc viêm tuyến vú hay không bác sĩ sẽ thực hiện chẩn đoán dựa trên những triệu chứng và khám lâm sàng. Các phương pháp chẩn đoán bao gồm:

  • Xét nghiệm máu
  • Kiểm tra tuyến sữa hoặc lấy mẫu mô ở miệng trẻ có thể được thực hiện để chẩn đoán và xác định phương pháp điều trị phù hợp.
  • Bác sĩ có thể khuyên bạn nên chụp nhũ ảnh để chẩn đoán. Đặc biệt trong trường hợp các dấu hiệu và triệu chứng vẫn tồn tại sau khi đã sử dụng hết liều kháng sinh, mẹ có thể cần phải làm sinh thiết để đảm bảo không bị ung thư vú.

Cách điều trị viêm tuyến vú

Mẹ mắc viêm tuyến sữa sẽ được bác sĩ chỉ dẫn các phương pháp điều trị thực hiện tại nhà bao gồm

  • Sử dụng thuốc kháng sinh được kê toa bởi bác sĩ. Thời gian sử dụng kháng sinh kéo dài trong 10 đến 14 ngày. Mẹ có thể thấy các triệu chứng được cải thiện sau 24 đến 48 giờ sau khi dùng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, mẹ nên tiếp tục sử dụng hết liều thuốc để tránh nguy cơ tái phát. Tác dụng phụ của việc dùng kháng sinh này là có thể xuất hiện nấm trên núm vú gây cảm giác giống như có kim đâm vào núm vú trong khi và sau khi cho con bú. Hỏi bác sĩ ngay khi có triệu chứng đó.
  • Sử dụng thuốc giảm đau. Các thuốc giảm đau thường được khuyên dùng như paracetamol và ibuprofen.
  • Làm nóng ngực bằng cách đắp khăn nóng lên ngực trước khi cho bú. Cho bé bú từ bên bị nhiễm khuẩn trước và cố gắng đặt cằm bé lên khu vực bị đỏ. Sau khi cho con bú xong, làm ngực mát lại bằng cách chườm đá quấn trong một cái khăn.

Ngoài ra mẹ hoàn toàn có thể kiểm soát tình trạng bệnh của mình nếu thực hiện đúng những lưu ý sau:

  • Tuân thủ theo chỉ định dùng thuốc của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý uống thuốc không qua chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn.
  • Vệ sinh bầu vú khi cho con bú.
  • Đảm bảo cho bé ngậm vú đúng chỗ và đúng cách.
  • Uống nhiều nước, tránh để mất nước.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ và có chế độ dinh dưỡng cho mẹ đang cho con bú hợp lý.  
  • Đảm bảo rằng bầu ngực được vắt hết sữa sau mỗi lần bú.
  • Giữ cho núm vú không bị nứt. Nên dùng miếng bảo vệ đầu vú nếu nứt vú.
  • Đến bác sĩ kiểm tra trong vòng 1-2 tuần một lần để đảm bảo bệnh chấm dứt hẳn. Và tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để được theo dõi tự tiến triển của triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn.

Hy vọng thông qua bài viết mẹ đã nắm vững được các kiến thức xoay quanh căn bệnh viêm tuyến vú, chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh và đảm bảo luôn có nguồn sữa tốt dồi dào cho con bú.

Dược sĩ: Lan Anh

GỬI CÂU HỎI hoặc ĐẶT HÀNG TẠI ĐÂY!