Từ xưa đến nay, hành động xin – cho sữa mẹ vốn là nghĩa cử cao đẹp giúp nhiều trẻ mới sinh ra được đón nhận nguồn dinh dưỡng tốt nhất để phát triển.
"Hành trình" nuôi con bằng sữa mẹ nên được khắc phục bằng cách xin sữa, nếu mẹ nằm trong những trường hợp sau:
Và để đảm bảo an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì bạn hãy chắc chắn rằng bé được nhận sữa từ người mẹ hoàn toàn khỏe mạnh và không dùng thuốc gì có thể chuyển hóa vào dòng sữa mẹ và gây ảnh hưởng nguy hiểm tới sức khỏe của trẻ.
Dù biết rằng sữa mẹ đem lại nhiều lợi ích vô giá tới sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, việc xin sữa cần cân nhắc kỹ càng và cẩn thận.
Lý do chính là, một số mẹ mắc bệnh do nhiều loại vi rút, vi khuẩn có thể lây truyền qua sữa mẹ và tấn công tới hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Nếu chẳng may, bạn xin sữa từ những mẹ gặp phải những vấn đề dưới đây thì nguy cơ gây bệnh cho em bé nhà bạn là rất cao. Chính vì thế, trong những trường hợp này bạn không nên xin sữa cho con từ những người mẹ đó.
HIV là một loại vi-rút tấn công hàng rào bảo vệ của cơ thể và gây ra căn bệnh suy giảm hệ thống miễn dịch HIV/AIDS, là nguyên nhân gây tử vong nguy hiểm ở người.
Loại vi rút này có thể lây lan qua một số chất dịch cơ thể hoặc theo đường máu, bao gồm cả sữa mẹ. Lây truyền vi rút HIV từ mẹ sang con có thể xảy ra trong quá trình cho con bú qua sữa mẹ.
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) thì cách tốt nhất để phòng ngừa lây truyền HIV cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là không cho con bú và không dùng sữa của mẹ bị nhiễm HIV.
Chính vì thế, khi đi xin sữa cho con, bạn cần chắc chắn rằng người mẹ đó không được mắc bệnh truyền nhiễm HIV/AIDS nhé.
Một trong những nguyên nhân gây các bệnh nhiễm trùng khác mà trẻ sơ sinh có thể bị lây nhiễm qua dòng sữa mẹ khi đi xin ngoài đó chính là do vi rút Cymegalo.
Loại vi rút này có thể tấn công tới mọi đối tượng, đặc biệt là những trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có hệ thống miễn dịch chưa phát triển hoàn chỉnh. Theo ước tính của các chuyên gia y tế, tỷ lệ lây nhiễm vi rút CMV từ sữa mẹ sang trẻ nhỏ có thể lên tới 40 -76%.
Vi rút CMV có thể xuất hiện trong dịch tiết nước bọt, phân, nước tiểu hoặc cả trong sữa mẹ. Khi cho bé bú hoặc sử dụng sữa mẹ có nhiễm loại vi rút này thì bé có nguy cơ rất cao mắc phải tình trạng nhiễm trùng với các triệu chứng nguy hiểm như:
Và điều đặc biệt nguy hiểm hơn nữa là hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho những trẻ bị nhiễm trùng do vi rút này gây ra.
Vi rút herpes simplex (HSV) là một loại vi rút có thể tồn tại lâu trong cơ thể người và được chia thành 2 loại: herpes simplex 1 (HSV-1) và herpes simplex 2 (HSV-2).
Nếu người mẹ có tổn thương do loại vi rút này thì có thể lây truyền cho trẻ bằng cách tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp. Nếu tổn thương đấy xuất hiện trên vú của mẹ thì khi mẹ hút vắt sữa ra bình thì loại vi rút này sẽ theo vào sữa mẹ.
Bạn cần chú những trường hợp không nên xin sữa cho con nhé
Đi xin sữa mẹ cho trẻ tưởng chừng như là câu chuyện nhỏ nhưng thực tế đằng sau đó có rất nhiều vấn đề mà bạn cần quan tâm, lưu ý để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé.
Mời bạn cùng tìm hiểu ở những phần tiếp theo nhé để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.
Bạn biết đấy, theo thời gian phát triển của bé thì sữa mẹ có thể thay đổi cả về số lượng và chất lượng. Nếu con bạn đang mới 6 tháng mà bạn lại đi xin sữa ở những bà mẹ có con 12 tháng tuổi thì sẽ không thể đảm bảo chất dinh dưỡng cần thiết để đáp ứng nhu cầu phát triển của chính con bạn.
Do vậy, xin sữa mẹ có con gần bằng với tuổi con bạn là cách tốt nhất giúp em bé nhà bạn phát triển hoàn thiện nhé.
Trong đa số hoàn cảnh thì có thể người cho sữa đã vắt sữa một khoảng thời gian rồi bạn mới xin về để sử dụng. Trong quá trình đó, nếu người mẹ cho sữa không bảo quản đúng cách, hợp vệ sinh thì sẽ gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe của bé nhà bạn.
Ngoài ra, sữa mẹ khi trữ đông cũng cần được rã đông đúng cách. Bởi vì, nếu bảo quản tốt rồi mà rã đông không tốt thì chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ cũng có "cánh" bay đi mà thôi.
Bé có thể mắc một số bệnh nhiễm trùng, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa như: tiêu chảy, lỵ… Vì thế để hạn chế điều này, bạn có thể quan sát kỹ cách bảo quản sữa của họ xem có đảm bảo vệ sinh không, phát hiện kịp thời dấu hiệu sữa bị hỏng (thông qua mùi, vị sữa mẹ) để tránh cho bé sử dụng nhé.
Bên cạnh đó, nếu không thể xin được trực tiếp sữa từ các mẹ thì bạn cũng có thể xin sữa mẹ từ các ngân hàng sữa mẹ ở các bệnh viện, trung tâm uy tín, có sự cấp phép của các cơ quan có thẩm quyền nhé.
>>> Chuyên gia giải đáp: Cần nhận biết được những "bất thường" trong sữa mẹ để tránh những tổn thương không đáng có của đường tiêu hóa trẻ.
Cần xin sữa mẹ có chất lượng tốt
Sau khi sinh, mỗi mẹ bỉm sữa lại có chế độ ăn uống với những loại thực phẩm khác nhau tùy thuộc vào sở thích, nhu cầu dinh dưỡng của từng mẹ.
Chính vì thế mà khi sữa dụng sữa từ mẹ khác, trẻ có nguy cơ rất cao bị dị ứng với những loại thực phẩm mà mẹ khác đã sử dụng như một số loại thủy, hải sản, gia vị các món ăn…
Nếu phát hiện trẻ bị dị ứng với sữa của mẹ khác khác thông qua những biểu hiện như: nổi ban đỏ trên da, ngứa ngáy, quấy khóc, bỏ bú bình sữa thì mẹ cần tạm ngưng sử dụng sữa mẹ ngay và đưa trẻ tới các cơ sở y tế gần nhất để điều trị nhé.
Ngoài ra, với những mẹ bị ít sữa, thiếu sữa thì ngoài việc đi xin sữa mẹ bên ngoài thì mẹ cũng cần tìm hiểu về một số phương pháp chữa trị ít sữa, mất sữa để đảm bảo đủ nguồn dinh dưỡng cho con.
Một bí quyết hiệu quả cho mẹ để khắc phục việc không đủ sữa cho con bú đó là mẹ nên sử dụng thêm sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược hỗ trợ tăng cường tiết sữa, kích sữa giúp sữa về nhiều, đặc, thơm, mát hơn cho con ví dụ như ví dụ như sản phẩm ÍCH MẪU LỢI NHI.
ÍCH MẪU LỢI NHI có chứa Thiên Môn Chùm (Shatavari) -thảo dược được chứng minh giúp tăng 3,5 lần Prolactin-hormone tạo sữa mẹ.
Ngoài ra trong ÍCH MẪU LỢI NHI, các nhà khoa học kết hợp cùng với một số thảo dược quý như:
Ưu điểm 1: Hỗ trợ tăng tiết sữa, tăng lượng sữa mẹ
=> Lượng sữa mẹ duy trì ổn định, sữa mẹ ĐẶC, SÁNH, NHIỀU CHẤT DINH DƯỠNG hơn.
Ưu điểm 2: GIúp mẹ nhanh lấy lại vóc dáng sau sinh, bé bú no bụ bẫm phổng phao
- Sau 60 ngày: cơ thể mẹ có đủ thời gian để hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn và chuyển hóa năng lượng vào sữa, giảm bớt lượng mỡ thừa => mẹ nhanh lấy lại vóc dáng thon gọn sau sinh.
Số lượng và chất lượng sữa ổn định => bé tăng cân đều, khỏe mạnh, bụ bẫm phổng phao.
Mong rằng qua những thông tin mà bài viết đã chia sẻ đã giúp các bạn có quyết định đúng đắn trong chuyện có nên đi xin sữa mẹ cho trẻ sơ sinh không. Chúc bạn nuôi bé khỏe mạnh và có nhiều niềm vui trong cuộc sống nhé.
Dược sỹ: Mai Anh
Tin tức liên quan