news

Top 10 loại thực phẩm bà bầu không nên ăn trong suốt thai kỳ

 Dược sĩ Nguyễn Thị Thảo
 Bác sĩ Phạm Thị Thục
Hành trình mang thai luôn mang cho mẹ nhiều cảm xúc từ hồi hộp, hạnh phúc tới những lo lắng không tránh khỏi. Một trong những mối quan tâm trong giai đoạn thai kỳ đó chính là bà bầu không nên ăn gì, những thực phẩm mẹ bầu cần kiêng ăn để tránh gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển thai nhi. Sau đây là 10 loại thực phẩm loại thực phẩm, đồ uống mẹ bầu không nên ăn trong khi mang thai.

1. Cá có chứa hàm lượng thủy ngân cao

Thủy ngân là một trong những chất độc hai cao, với nồng độ cao của thủy ngân trong cơ thể có thể gây độc cho hệ thống thần kinh, hệ miễn dịch và thận của mẹ bầu. Ngoài ra, thủy ngân cũng có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng tới thai nhi trong bụng mẹ.

 

Các loại cá chứa hàm lượng thủy ngân cao được tìm thấy hầu hết hết ở những vùng nước bị ô nhiễm hoặc những loài cá biển lớn cũng có thể tích lũy lượng thủy ngân cao. Do vậy, bà bầu không nên ăn một số loại cá có chứa thủy ngân ở mức cao như: cá mập, cá kiếm, cá thu, cá ngừ (đặc biệt là cá ngừ albacore).

 

Cá có chứa thủy ngân cao

Cá có chứa thủy ngân cao có thể nguy hại cho bà bầu

2. Cá sống hoặc cá chưa nấu chín

Những món nổi tiếng và lạ miệng từ cá sống ví dụ như sushi, gỏi cá… luôn thu hút nhiều người trong đó có mẹ bầu. Tuy nhiên, cá món cá sống, gỏi cá có thể gây ra các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, ngộ độc thức ăn do chúng chứa nhiều loại vi khuẩn gây độc như Listeria monocytogenes, Salmonella… Do đó, việc mẹ bầu ăn cá sống hoặc chưa nấu chín kỹ rất nguy hiểm vì có thể gây nhiễm trùng đường ruột ở mức độ nặng hơn những người bình thường không mang thai.

 

Trên thực tế, phụ nữ mang thai có khả năng bị nhiễm vi khuẩn Listeria cao gấp 20 lần so với người bình thường không mang thai. Vi khuẩn Listeria monocytogenes có thể truyền sang em bé qua nhau thai, ngay cả khi người mẹ không có dấu hiệu bị bệnh. Điều này gây hậu quả nguy hiểm có thể dẫn đến sinh non, sảy thai, thai chết lưu và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.

Ăn cá nấu chưa chín rất nguy hiểm cho bà bầu

Bà bầu không nên ăn các món ăn có chứa cá sống hoặc chưa nấu chín

3. Bà bầu không nên ăn thịt chưa nấu chín kỹ, thịt sống

Mẹ bầu khi ăn thịt chưa nấu chín hoặc thịt sống sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng từ một số vi khuẩn hoặc ký sinh trùng, bao gồm Toxoplasma, E. coli, Listeria và Salmonella. Vi khuẩn có thể đe dọa sức khỏe của thai nhi, có thể dẫn đến thai chết lưu hoặc các bệnh thần kinh nghiêm trọng, bao gồm thiểu năng trí tuệ, mù lòa và động kinh.

 

Các loại món ăn chế biến từ thịt bao gồm: xúc xích, lạp xưởng, thịt đóng hộp có thể dễ bị nhiễm nhiều loại vi khuẩn gây hại trong quá trình chế biến hoặc bảo quản, do vậy phụ nữ mang thai nên hạn chế tiêu thụ các loại đồ ăn này. Bên cạnh đó, một số cơ sở sản xuất các loại đồ ăn này chưa đảm bảo chất lượng cũng sẽ là mối nguy hại lớn cho sức khỏe bà bầu.

 

Do vậy, bà bầu nên mua các loại thịt đảm bảo rõ nguồn gốc, xuất xứ, sau đó sơ chế sạch sẽ và nấu chín kỹ nhằm hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn đường ruột.

4. Nội tạng động vật

Nội tạng động vật bao gồm: gan, tim, thận, dạ dày động vật là một trong những nguồn cung cấp tuyệt vời các chất dinh dưỡng bởi nó thường chứa các chất như sắt, vitamin B12, vitamin A rất tốt cho sự phát triển của em bé và sức khỏe của mẹ sau này.

 

Tuy nhiên, mẹ bầu cũng nên hạn chế và ăn ở mức độ vừa phải loại thực phẩm này, vì khi ăn quá nhiều chúng sẽ dẫn tới dư thừa vitamin A (nguồn gốc động vật) trong cơ thể mẹ, điều này gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới thai kỳ. Khi vitamin A ở nồng độ cao có thể gây độc tính như di tật bẩm sinh và nhiễm độc gan.

 

Bên cạnh đó, trong thời gian gần đây các cơ quan chức năng đã xử phạt và thu giữ hàng tấn nội tạng động vật không rõ nguồn gốc xuất xứ, nội tạng bị tẩm hóa chất bảo quản đặc biệt nguy hiểm. Do đó, bà bầu không nên ăn hoặc hạn chế ăn loại thực phẩm này và chỉ sử dụng chúng khi biết rõ nguồn gốc, chất lượng.

 

Nội tạng động vật bà bầu không nên ăn

Mẹ bầu cần hạn chế ăn nội tạng động vật

5. Caffeine

Caffeine là chất được tìm thấy nhiều trong các thực phẩm như: trà, cà phê, ca cao, nước ngọt. Caffeine được hấp thu rất nhanh và dễ dàng đi vào nhau thai và thai nhi. Do nhau thai và thai nhi chưa có enzym chính cần thiết để chuyển hóa caffeine nên ở nồng độ cao có thể tích tụ và gây hại.

 

Lượng caffeine cao trong thai kỳ đã được chứng minh là hạn chế sự phát triển của thai nhi và và tăng nguy cơ trẻ sinh ra bị nhẹ cân (dưới 2.5 kg).

 

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, phụ nữ mang nên hạn chế lượng Caffeine dưới 200 mg/ ngày, tương đương với 2-3 cốc cà phê.

 

Mẹ bầu cần han chế cà phê

Mẹ bầu cần hạn chế uống cà phê

6. Rau mầm sống

Môi trường ẩm ướt cần có của hạt giống để bắt đầu nảy mầm là điều kiện khá thuận lợi cho các loại vi khuẩn sinh sôi, phát triển và chúng gần như không thể rửa sạch bằng nước. Rau mầm sống có thể kể đến một số loại quen thuộc như: giá đỗ, rau mầm củ cải, cỏ linh lăng… và chúng có thể bị nhiễm vi khuẩn Salmonella, có thể gây ra rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy nặng nề.

 

Vì lý do này, phụ nữ mang thai nên tránh hoàn toàn ăn rau mầm sống. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn có thể ăn các loại rau mầm đã rửa sạch và nấu chín.

7. Sữa, phô mai và các loại nước ép trái cây chưa được tiệt trùng

Sữa tươi, phô mai và nước ép trái cây đóng hộp chưa tiệt trùng có thể chứa một loạt vi khuẩn có hại bao gồm Listeria, Salmonella, E. coli và Campylobacter. Những bệnh nhiễm trùng này đều có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đe dọa tính mạng cho thai nhi.

 

Để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng, phụ nữ mang thai được khuyến cáo nên sử dụng các loại sữa, phô mai và nước ép trái cây đóng hộp đã qua tiệt trùng.

8. Rượu, bia

Phụ nữ mang thai nên tránh uống bia, rượu hoàn toàn, vì nó làm tăng nguy cơ sảy thai và thai chết lưu. Ngay cả một lượng cồn nhỏ có trong bia, rượu cũng có thể tác động tiêu cực đến sự phát triển não bộ của bé. Các loại đồ uống có cồn này cũng có thể gây ra hội chứng rượu bào thai, liên quan đến dị tật khuôn mặt, khuyết tật tim và thiểu năng trí tuệ.

 

Do vậy, trong những bữa tiệc liên hoan khi được mọi người mời uống rượu, mẹ bầu nên từ chối khéo léo và không nên uống rượu bia dù chỉ với một lượng nhỏ.

 

Rượu bia gây ảnh hưởng tiêu cực đến bà bầu

Rượu bia gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe bà bầu

9. Thực phẩm chế biến sẵn

Các loại đồ ăn vặt đã chế biến sẵn như: thịt xiên nướng, khoai tây chiên, xúc xích, cá viên chiên… thường có ít chất dinh dưỡng, nhiều chất béo, nhiều đường và calo. Khi mẹ bầu ăn những đồ ăn vặt này với số lượng nhiều có thể dẫn tới nguy cơ cao mắc một số loại bệnh như tiểu đường tuýp 2, các bệnh liên quan tới tim mạch.

 

Bên cạnh đó, khi phụ nữ đang mang thai sử dụng những loại thực phẩm này sẽ gây nên việc tăng cân quá mức, khó kiểm soát. Điều này có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm khi mang thai, sau sinh hoặc trẻ sinh ra bị thừa cân, béo phì.

 

Không những vậy, những thực phẩm chế biến sẵn này thường được bày bán ở những hàng quán vỉa hè, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm, sản phẩm có chất lượng kém gây hại tới sức khỏe của cả mẹ và bé.

 

Thực phẩm chế biến sẵn gây hại cho bà bầu

Thực phẩm chế biến sẵn có thể gây hại tới mẹ bầu

10. Trứng sống hoặc trứng chưa nấu chín (còn lòng đào)

Trứng sống hoặc trứng chứa nấu chín kỹ có thể bị nhiễm vi khuẩn Salmonella. Các triệu chứng nhiễm khuẩn Salmonella thường bao gồm sốt, buồn nôn, nôn, co thắt dạ dày và tiêu chảy.Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, nhiễm trùng có thể gây ra co thắt tử cung, dẫn đến sinh non hoặc thai chết lưu.

Các món ăn thường chứa trứng sống hoặc chưa chín kỹ bao gồm:

  • Trứng chiên không kỹ
  • Sốt tự làm có chứa lòng đỏ trứng gà
  • Salad
  • Kem tự làm
  • Bánh kem

Do vậy, để đảm vệ sinh an toàn, bà bầu không nên ăn hoặc hạn chế sử dụng các loại món ăn kể trên, nấu trứng chín kỹ hoặc sử dụng trứng đã qua tiệt trùng.

11. Những lưu ý trong quá trình chế biến món ăn mà bà bầu cần hiểu rõ

Những sự biến đổi về sinh lý trong cơ thể người phụ nữ đang mang bầu khiến nguy cơ nhiễm độc từ thức ăn tăng cao hơn. Khi bà bầu bị nhiễm độc, ngộ độc thức ăn thì biểu hiện, mức độ ảnh hưởng tới thai nhi và mẹ nghiêm trọng hơn so với người không mang thai.

 

Do vậy, ngoài việc sử dụng và lựa chọn những thực phẩm tươi ngon, đảm bảo chất lượng, phụ nữ đang mang thai cũng cần lưu ý về cách chế biến các món ăn:

  • Rửa tay sạch bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh, trước khi chế biến món ăn và trước khi ăn.
  • Các loại thực phẩm mua về cần được rửa sạch, nấu chín thật kỹ.
  • Thường xuyên lau dọn, vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ làm bếp (dao, thớt, kéo…) và các thiết bị bảo quản đồ ăn như: tủ lạnh…
  • Không để lẫn thực phẩm sống lẫn thực phẩm đã nấu chín để tránh các vi khuẩn có hại từ đồ sống có thể truyền sang thực phẩm đã chín.
  • Mẹ bầu nên uống nước đã đun sôi để nguội, các loại nước uống đã qua tiệt khuẩn tránh bị nhiễm các vi khuẩn, chất có hại.

 

Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin hữu ích giúp giải đáp những thắc mắc bà bầu không nên ăn gì và những lưu ý quan trọng trong quá trình chế biến các món ăn trong thời gian thai kỳ. Chúc mẹ bầu có sức khỏe tốt và mẹ tròn con vuông nhé!

Dược sĩ: Mai Anh

 

 

GỬI CÂU HỎI hoặc ĐẶT HÀNG TẠI ĐÂY!