news

Bị Mất Sữa: Mẹ Phải Làm Sao?

 Dược sĩ Nguyễn Thị Thảo
 Bác sĩ Phạm Thị Thục
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo và lý tưởng cho trẻ, giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tật. Hẳn mẹ nào cũng mong muốn con mình được lớn lên nhờ nguồn dinh dưỡng sữa mẹ. Tuy nhiên, không phải lúc nào mọi việc cũng theo như ý muốn của mẹ. Vậy mẹ phải làm gì khi bị mất sữa cho con bú?

Những điều mẹ cần làm khi bị mất sữa:

1. Tìm hiểu nguyên nhân khiến mẹ mất sữa.

Cơ thể mẹ sau sinh suy yếu, tỳ vị hư nhược dẫn đến ăn uống kém, cơ thể mệt mỏi gầy yếu khiến cơ thể tạo sữa kém. Sau sinh, nếu mẹ bị cảm lạnh cũng sẽ rất dễ dẫn đến mất sữa.

Cơ thể mệt mỏi, nhiễm cảm lạnh sau sinh có nguy cơ gây mất sữa mẹ

- Một trong những nguyên nhân khiến mẹ bị mất sữa có thể là do nhiễm khuẩn núm vú vì vi khuẩn xâm nhập sẽ gây bít tắc ống dẫn sữa. Vì vậy, mẹ nên chú ý giữ vệ sinh bầu ngực của mình khi cho con bú. Sử dụng khăn sạch và nước ấm để vệ sinh ngực trước khi cho bé cưng bú. Nếu bé không bú hết sữa, mẹ nên vắt bớt sữa để tránh sữa bị vón cục và tắc nghẽn.

2. Chăm sóc, vệ sinh bầu vú và núm vú giúp ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập.

Trước và sau khi cho con bú, mẹ nên sử dụng khăn sạch và nước ấm để vệ sinh bầu ngực và núm vú. Nếu bé yêu của mẹ không bú hết sữa, mẹ có thể vắt bớt sữa thừa để tránh bị vón cục và tắc nghẽn, lâu ngày sẽ khiến mẹ mất sữa.

3. Massage bầu vú và chườm ấm

Một tay mẹ nâng ngực, dùng 3 ngón (ngón cải, ngón trỏ và ngón giữa) ấn nhẹ xung quanh bầu ngực. Trong khi nhấn, mẹ nên chuyển động tay xoay tròn xung quanh bầu ngực từ 20-30 lần mỗi bên và tăng dần nhịp điệu. Chỉ nên làm nhẹ nhàng và dừng lại khi cảm thấy quá đau và không chịu đựng được.

Mẹ cũng có thể dùng một chiếc khăn nóng vừa phải (tránh làm rát, đỏ da ngực) đắp lên bầu ngực giúp các nang sữa đỡ tắc nghẽn. Song song với đó, mẹ cũng nên tiến hành massage bầu ngực.

4. Dùng máy vắt sữa

Đây là phương pháp hỗ trợ mẹ tăng tiết sữa khá hiệu quả trong trường hợp bé nhà bạn không chịu bú mẹ hoặc ít bú. Mỗi ngày mẹ nên hút từ 8-10 lần, mỗi lần cách nhau 1-2 giờ và mỗi lần hút không quá 15 phút để tránh đau nhức núm vú. Mẹ nên để áp lực hút ở mức nhẹ hoặc trung bình để vú không bị rát, đau, nóng đỏ.

5. Tham khảo một số thực phẩm tốt cho sữa mẹ

Một số thực phẩm giúp lợi sữa mà mẹ có thể thêm vào khẩu phần ăn của mình như: Thiên Môn Chùm (Shatavari), Quả mướp, rau thì là, rau khoai lang, đu đủ xanh, chuối sứ… Những loại rau quả này vừa giúp mẹ nhuận tràng lại lợi sữa. Mẹ nên thay đổi món ăn hàng ngày, tránh việc lặp đi lặp lại một món ăn làm mẹ ngán, ăn không được nhiều.

 Để có được nguồn sữa chất lượng và nhiều sữa cho con bú, ngoài những phương pháp trên mẹ cũng cần giữ tinh thần thoải mái, tránh stress sẽ càng làm tình trạng mất sữa nặng nề thêm.

Tham khảo thảo dược quý giúp lợi sữa tại đây

Cách Hay Chữa Ít Sữa Của Một Giảng Viên Đại Học

Cách Hay Chữa Ít Sữa Của Một Giảng Viên Đại Học

"Tôi thấy con bú no, không phải cho bé ăn thêm sữa ngoài nữa. Những khi đang cho con bú tôi cảm giác được sữa đang về râm ran trong bầu ngực, trong khi bé bú bên này thì sữa bên kia cũng về đầy căng!"...

Xem thêm

Các mẹ hãy liên hệ ngay với Tổng đài Nuôi con bằng sữa mẹ 1800.6642 (miễn cước gọi) để được tư vấn những kiến thức bổ ích cùng Dược sĩ của Ích Mẫu Lợi Nhi.

 

 

 



* Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh"

GỬI CÂU HỎI hoặc ĐẶT HÀNG TẠI ĐÂY!