news

Bật mí những dấu hiệu mang thai sớm mà chị em phụ nữ cần biết

 Dược sĩ Nguyễn Thị Thảo
 Bác sĩ Phạm Thị Thục
Sẽ tốt hơn khi thiên thần nhỏ của bạn được chăm sóc sớm nhất, ngay từ những ngày mới đến bên bạn đúng không? Vậy liệu bạn đã biết những dấu hiệu mang thai sớm để bạn có thể chăm sóc tốt nhất cho sức cho bản thân và giúp phát triển toàn diện cho trẻ chưa? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây, như một cẩm nang cho bạn – một người đang mong muốn và sắp trở thành mẹ nhé!

1. Trễ kinh nguyệt

Trễ kinh nguyệt là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất, sớm nhất khi có “tin vui”, tuy nhiên trễ kinh nguyệt cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như: tác dụng phụ của các loại thuốc tránh thai, sự rối loạn nội tiết tố, sự căng thẳng mệt mỏi cũng gây ra hiện tượng trễ kinh nguyệt.

 

Khi chuyện chăn gối của vợ chồng diễn ra thường xuyên, đều đặn mà không có biện pháp tránh thai, cộng với việc trễ kinh nguyệt từ 5-7 ngày, các chị em có thể sử dụng que thử thai hoặc đến các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra xem liệu mình có thai không nhé.

 

Bên cạnh đó, vẫn có một số trường hợp hy hữu, hiếm gặp khi mẹ mang thai nhưng vẫn có kinh nguyệt.

 

Chậm kinh nguyệt là một trong những dấu hiệu những dấu hiệu mang thai

Chậm kinh nguyệt là một trong những dấu hiệu những dấu hiệu mang thai

2. Ốm nghén, buồn nôn và nôn khi mang thai ở giai đoạn đầu

Buồn nôn và ốm nghén vào buổi sáng là một trong những triệu chứng điển hình và rõ rệt khi mang bầu, tình trạng này  thường có xu hướng diễn ra với tần xuất cao khi mẹ mang thai khoảng tuần thứ 4 đến tuần thứ 6 . Mặc dù ốm nghén thường hay xuất hiện vào buổi sáng, nhưng hiện tượng này có thể xảy ra bất cứ lúc nào vào ban ngày hoặc ban đêm.

 

Trong ba tháng đầu của thai kỳ, mức độ ốm nghén của nhiều chị em là khác nhau từ nghén nhẹ đến nặng. Buồn nôn và nôn có thể trở nên dữ dội hơn vào cuối tam cá nguyệt thứ nhất (cuối tháng thứ 3 thai kỳ) và giảm bớt hơn khi mẹ bước vào tam cá nguyệt thứ hai (từ tháng thứ 4 trở đi).

.Buồn nôn, ốm nghén hay gặp khi mang thai

Buồn nôn, ốm nghén hay gặp khi mang thai

3. Chuột rút và chảy máu trong những tuần đầu tiên khi mang thai

Từ tuần 1 đến tuần 4, thai nhi phát triển ở cấp độ tế bào. Trứng được thụ tinh tạo ra phôi nang, từ đây sẽ phát triển thành các cơ quan và bộ phận cơ thể của bé. Khoảng 10 đến 14 ngày (tuần 4) sau khi thụ thai, phôi thai sẽ bám vào nội mạc tử cung. Tình trạng này có thể gây chảy máu làm nhiều chị em nhầm lẫn với thời kỳ kinh nguyệt.

 

Dưới đây là một số dấu hiệu chảy máu khi phôi thai bám vào tử cung:

  • Máu bị chảy ra có thể là hồng, đỏ hoặc nâu.
  • Đau bụng: Đau có thể nhẹ, vừa hoặc nặng. Theo một nghiên cứu trên 4.539 phụ nữ, 28% phụ nữ liên quan đến chảy máu nhẹ và đau đớn.
  • Các đợt chảy máu: Chảy máu có thể kéo dài dưới ba ngày và không cần điều trị hay can thiệp.

 

Bên cạnh triệu chứng chảy máu, một số người phụ nữ có thể nhận thấy một chất dịch màu trắng đục từ âm đạo của mình. Điều đó liên quan đến sự dày lên của thành âm đạo do sự tăng sinh của các tế bào niêm mạc âm đạo, bắt đầu gần như ngay lập tức sau khi thụ thai.

 

Chuột rút cũng là biểu hiện hay gặp ở phụ nữ mang thai, cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa xác định được rõ nguyên nhân chuột rút khi mang thai.

3. Tăng nhiệt độ cơ thể khi mang thai sớm

Nhiệt độ cơ thể nhẹ khoảng 0,3 đến 0,50C cũng có thể là một dấu hiệu bạn đang mang thai đấy. Mang thai khiến sự trao đổi chất của cơ thể bạn sẽ tăng lên để có thể nuôi dưỡng được cả bạn và em bé của bạn nữa rồi nhiệt cũng theo đó mà sản sinh nhiều hơn. Thêm vào đó,  sự thay đổi hormon trong cơ thể mẹ bầu cũng khiến thân nhiệt tăng nhẹ so với người bình thường.

 

Vì thế, nếu bạn tự nhiên cảm thấy nóng dù cho có thể đó chỉ là với những hoạt động nhẹ nhàng, điều mà trước đây bạn chưa cảm nhận được, thì bạn nên sử dụng cặp nhiệt độ để xác định xem thân nhiệt của bạn có thật sự tăng không. Sẽ là một “tin vui” cho bạn khi thân nhiệt của bạn tăng nhẹ khoảng 2 tuần sau khi trứng rụng, bạn sắp được làm mẹ rồi đấy.

 

Do đó, trong thời gian này mẹ sẽ cần đảm bảo uống nhiều nước hơn và tập thể dục nhẹ nhàng và thận trọng khi vận động.

4. Mệt mỏi khi mang thai

Bạn biết đấy, khi mang thai, cuộc sống sẽ không còn là của riêng bạn nữa và khi đó, cơ thể bạn cần có những thay đổi nhất định để tạo nên sự hòa hợp cho cái mối quan hệ thiêng liêng giữa mẹ và bé.

  • Nồng độ hormon progesteron sẽ tăng cao giúp cho phôi thai tồn tại và phát triển nhưng đây cũng là nguyên nhân khiến bạn trở nên nôn, buồn nôn sau khi ăn. Cùng với đó, sự tác động của phôi thai lên hệ thần kinh giao cảm của bạn sẽ làm bạn gặp rắc rối với dấu hiệu nghén nặng hơn, rối loạn tiêu hóa và cảm giác mệt mỏi nhiều hơn.
  • Khi mang thai, cơ thể bạn cũng sẽ có những thay đổi ở hệ tuần hoàn, nhịp tim, cung lượng tim tăng hơn, các chuyển hóa cơ bản cũng tăng,…và rất nhiều sự thay đổi ở khắp có thể để phù hợp với sự mang thai.

 

Tất cả cộng hợp lại sẽ khiến bạn có cảm giác mệt mỏi hơn và sự mệt mỏi này có thể kéo dài trong hết cả 3 tháng đầu của thai kỳ. Nhưng hẳn rằng bạn sẽ vẫn rất vui vẻ với sự mệt mỏi này, bởi đó có thể là dấu hiệu bạn đang mang thai, đúng không?

 

Mệt mỏi khi mang thai là dấu hiệu thường gặp

Mệt mỏi khi mẹ có thai là dấu hiệu thường gặp

5. Tăng nhịp tim khi mang thai

Khoảng tuần thứ 8 đến tuần thứ 10 (mang thai sau 2 tháng), tim của mẹ có thể bắt đầu đập nhanh hơn và mạnh hơn. Đánh trống ngực và rối loạn nhịp tim có thể xảy ra trong thai kỳ. Điều này thường là do tác động của một số hormone tăng cao trong giai đoạn thai kỳ.

6. Thay đổi sớm về bầu ngực

Thay đổi vú có thể xảy ra giữa tuần 4 và 6, bầu ngực của mẹ sẽ to dần lên, thậm chí là sưng, chạm vào thấy đau ngực cũng là một trong những dấu hiệu mang thai, sự biến đổi này do sự thay đổi của một số hormone.

 

Thay đổi núm vú cũng có thể diễn ra vào khoảng tuần 11. Hormone tiếp tục khiến ngực của mẹ phát triển. Quầng vú - khu vực xung quanh núm vú có thể chuyển sang màu sẫm hơn và lớn hơn.

 

Bà bầu có thể giảm đau ngực và tạo điều kiện cho ngực phát triển trong suốt thai kỳ bằng cách

  • Giảm đau vú bằng cách dùng áo ngực bà bầu thoải mái, bằng vải cotton, không có dây thường là thoải mái nhất.
  • Chọn áo ngực có nhiều móc cài giúp điều chỉnh độ rộng khác nhau giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn ngực mẹ ngày càng to lên mà không bị chèn ép khó chịu.

7. Thay đổi tâm trạng khi mang thai

Nồng độ estrogen và progesterone của cơ thể mẹ sẽ tăng cao trong những tháng đầu của thai kỳ. Sự thay đổi này có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của mẹ, làm tâm lý mẹ nhạy cảm hơn so với bình thường, có thể gây ra cảm giác chán nản, khó chịu, lo lắng hoặc hưng phấn cho mẹ bầu.Một số mẹ còn có thể bị trầm cảm trong quá trình mang thai.

Tâm trạng thay đổi thất thường khi mang thai

Các chị em có bầu dễ trở nên nóng tính hơn bình thường

8. Nhạy cảm với mùi và thức ăn trong thời kỳ đầu mang thai

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một xu hướng rằng phụ nữ mang bầu có sự nhạy cảm mùi và thức ăn nặng hơn trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ. Vì thế, nếu bạn có biểu hiện buồn nôn, ói mửa và trở nên chán ghét, khó chịu với một số loại thực phẩm dù cho có thể trước kia đó là niềm yêu thích của bạn, thì có thể bạn đã có dấu hiệu mang thai rồi đấy. Hoặc đó cũng có thể là khi bạn thèm ăn một số loại thực phẩm mà trước đây bạn chả lấy làm hứng thú gì và thậm trí rất chán ghét chúng.

 

Bạn đang tìm kiếm triệu chứng mang thai ở bạn, hãy để ý đến dấu hiệu này nhé. Nó có thể giúp bạn nhận ra sớm hơn niềm vui làm mẹ của bạn đấy.

10. Nổi mụn trong quá trình mang thai

Trong quá trình mang thai, nồng độ hormone androgen tăng cao dẫn tới tăng hoạt động của tuyến bã nhờn dưới da, làm da của nhiều chị em phụ nữ dễ bị nổi mụn nếu không được làm sạch và chăm sóc đúng cách.

Nổi mụn khi mang thai

Làn da mặt của mẹ bầu dễ bị nổi mụn hơn

11. Một số trường hợp đặc biệt mang thai không có dấu hiệu gì

Những triệu chứng mang thai ở trên như: chuột rút, chảy máu, buồn nôn, đau lưng, mệt mỏi… xuất hiện do sự thay đổi nội tiết tố ở người phụ nữ khi có bầu. Tuy nhiên, chúng không nhất thiết là những dấu hiệu bắt buộc phải có trong thời kỳ mang thai.

 

Khi không có những dấu hiệu, triệu chứng mang thai điển hình kể trên, nhiều bà mẹ bầu tỏ ra lo lắng không biết em bé trong bụng mẹ có phát triển bình thường hay không. Các mẹ đừng quá lo lắng nhé bởi vì cho tới nay, vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh việc mang thai không có dấu hiệu gì có liên quan đến sự phát triển bất thường ở thai nhi (dị tật bẩm sinh ở trẻ, trẻ sinh ra bị nhẹ cân), trẻ bị sinh non.

 

Em bé trong bụng mẹ vẫn hoàn toàn có thể phát triển bình thường cả về thể chất lẫn trí tuệ khi mẹ không có những dấu hiệu mang thai kể trên. Tuy nhiên, khi mẹ mang thai không có dấu hiệu gì, mẹ nên chăm sóc sức khỏe bản thân thật tốt và thường xuyên đi khám thai định kỳ để phát hiện sớm những bất thường có thể xảy ra với thai nhi.

 

Hy vọng với những thông tin về dấu hiệu mang thai đã giúp các chị em dự đoán được phần nào liệu mình có thai hay không? Qua đó, các chị em sẽ có sự chuẩn bị cần thiết và đầy đủ nhất để đón thiên thần nhỏ chào đời.

Dược sĩ: Mai Anh

 

 

 

GỬI CÂU HỎI hoặc ĐẶT HÀNG TẠI ĐÂY!