news

Tất tần tật về trẻ sơ sinh sốt do mọc răng!

 Dược sĩ Nguyễn Thị Thảo
 Bác sĩ Phạm Thị Thục
Trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh, giai đoạn bé mọc răng là niềm hạnh phúc của nhiều bà mẹ. Nhưng xem lẫn đó thì là nỗi lo lắng vì những đợt sốt do mọc răng. Cùng tìm hiểu chi tiết từ nguyên nhân cho đến cách xử trí khi bé bị sốt do mọc răng nhé!

1. Nguyên nhân trẻ bị sốt mọc răng

Sốt là hiện tượng khá phổ biến mỗi khi bé bước vào thời kỳ mọc răng. Vậy tại sao mỗi lần mọc răng trẻ lại kèm theo sốt:

 

Khi chiếc răng bắt đầu “khởi động” chúng sẽ phát triển đâm qua nướu của trẻ và chồi lên. Trong quá trình phát triển chúng vô tình làm tổn thương nướu của trẻ và gây viêm nướu. Khi nướu nứt ra, vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào. Cơ thể chống lại những vi khuẩn này và dẫn đến sốt.

 

Nhưng, cũng có những trường hợp ngoại lệ, trẻ mọc răng nhưng không hề có hiện tượng sốt. Điều này phụ thuộc vào cơ địa của từng trẻ.

 

Nguyên nhân trẻ sốt mọc răng là gì?

Nguyên nhân trẻ sốt mọc răng là gì?

 

2. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị sốt mọc răng

Một số dấu hiệu dưới đây sẽ giúp bạn nhận ra rằng trẻ đang sốt mọc răng chứ không phải các bệnh lý khác:

 

  • Quấy khóc, dễ nổi cáu
  • Thường cắn đồ chơi hoặc những vật dụng xung quanh
  • Nướu sưng to và đỏ
  • Bỏ bú, chán ăn, bỏ ăn dặm
  • Trằn trọc, khó ngủ
  • Tiêu chảy (đi tướt)
  • Chảy nước dãi nhiều

 

Trẻ chảy nhiều nước dãi khi mọc răng

Trẻ chảy nhiều nước dãi khi mọc răng

3. Trẻ sốt mọc răng trong bao lâu?

Sốt là biểu hiện của cơ thể phản ứng lại các tác nhân lạ xâm nhập, điển hình là vi khuẩn, vi rút.  Đối với trẻ sốt do mọc răng thì không phải hiện tượng bệnh lý. Nhiệt độ sốt mọc răng cùng thường dao động từ 37,5 – 38,5 độ C. 

 

Sốt mọc răng thường chỉ xảy ra trong vòng 3  - 5 ngày, tính từ khi chiếc răng bắt đầu nhú lên cho đến khi nhú lên hoàn toàn.

 

Nhưng đôi khi nhiều chiếc răng cùng “khởi động” một lúc khiến trẻ sốt cao và lâu ngày hơn. Lúc này, Trẻ sốt mọc răng có thể kéo dài 5 – 7 độ C, nhiệt độ cũng có thể lên tới 39 độ C.

 

Tuy, sốt do mọc răng là hiện tượng không đáng ngại, nhưng những chăm sóc của mẹ tại nhà cũng có thể hạ nhiệt độ hay giảm bớt những đau đớn ở nướu do mọc răng gây ra.

 

Trẻ sốt mọc răng trong bao lâu?

Trẻ sốt mọc răng trong bao lâu?

 

4. Trẻ bị sốt mọc răng phải làm sao?

Khi  xác định chính xác nguyên nhân trẻ là sốt là do mọc răng.  Sau đó mẹ có thể làm theo những bước dưới đây:

 

4.1. Hạ sốt cho trẻ

Nếu trẻ chỉ sốt nhẹ, dưới 38,5 độ C thì mẹ tự hạ sốt cho trẻ bằng cách chườm bằng khăn ấm. Dùng một chậu nước ấm cùng với chiếc khăn bông nhỏ. Chườm ấm tại những vị trí mạch máu lớn như bẹn, nách, cổ, trán … 

 

Còn nếu, trẻ sốt cao trên 38,5 độ C thì mẹ cần cho trẻ dùng ngay thuốc hạ sốt có chứa thành phần paracetamol. 

 

Liều dùng thông thường của trẻ em được tính theo cân nặng, trong khoảng từ 10 – 15 mg/ kg/ lần. Liều dùng chính xác và cách dùng của loại thuốc hạ sốt này nên được tham khảo bác sĩ nhi khoa để tránh những tác dụng không mong muốn đáng tiếc đến với bé.

 

Ngoài cách hạ sốt như trên thì mẹ chú ý không nên mặc quần áo quá dày cho trẻ. Mẹ chỉ nên mặc quần áo vừa phải. với chất liệu thấm hút mồ hôi để nhiệt dễ dàng thoát ra.

 

Cho trẻ uống thuốc hạ sốt

Cho trẻ uống thuốc hạ sốt

 

4.2. Chăm sóc nướu cho trẻ sốt mọc răng như thế nào?

Khi mọc răng không chỉ có sốt mà nướu của trẻ sẽ sưng và đau khiến trẻ không khỏi khó chịu. Chính vì vậy, mẹ cần bỏ túi những mẹo chăm sóc nướu cho trẻ để giảm bớt những đau đớn này cho bé nhé!

 

  • Dùng miếng gạc tẩm nước muối ấm mát xa vào phần nướu đang bị sưng. 

  • Tập cho trẻ vệ sinh răng miệng tối thiểu ngày 2 lần

  • Khi mọc răng, nước bọt sẽ được tiết ra nhiều hơn, mé nhớ lau thường xuyên, để tránh làn da mỏng manh của bé bị nổi mụn nước nhé.

  • Mẹ hãy tặng bé những món đồ chơi chuyên dụng hay đồ chơi gặm nướu, những món đồ này sẽ giúp giảm bớt những khó chịu tại nướu cho bé.

  • Nếu bé đã qua sinh nhật 1 tuổi thì tập cho bé uống nước hoặc sữa bằng cốc sẽ có lợi cho sự phát triển răng của bé.

 

4.3. Chế độ dinh dưỡng

Một chế độ dinh dưỡng tốt và phù hợp sẽ là “liều thuốc” giúp nâng cao sức đề kháng, và giúp nhanh chóng vượt qua giai đoạn này.

 

Nên cho trẻ ăn các thức ăn mềm để trẻ nuốt dễ nuốt, thức ăn quá nóng hay quá lạnh đều không có lợi cho nướu của trẻ trong thời kỳ này. Ngoài ra cũng cần tăng cường bổ sung thêm cho trẻ hàm lượng canxi trong thành phần các bữa ăn hàng ngày.

 

Thực phẩm dành cho trẻ thời kỳ mọc răng cũng nên được đa dạng để trẻ có thể nhận được đầy đủ nhất những chất dinh dưỡng giúp hồi phục thể trạng nhanh chóng.

 

Chế độ dinh dưỡng cho bé khi mọc răng

Chế độ dinh dưỡng cho bé khi mọc răng

 

4.4. Có nên cho bé bú khi đang mọc răng?

Cho bé bú khi mọc răng, đôi khi, mẹ phải chịu rất nhiều đau đớn khi bé vô tình hay cố ý cắn ti mẹ để giải tỏa nỗi khó chịu của mình. Chính vì vậy, nhiều mẹ có tâm lý ngại cho bé bú trong giai đoạn này.

 

Mẹ có biết, sữa mẹ có đặc tính tự nhiên giúp làm dịu cơn khó chịu của bé khi mọc răng. Sữa mẹ cũng là nguồn dinh dưỡng quý giá, cùng sức đề kháng mà khó sữa nào có thể so sánh được.

 

Vì thế, mẹ hãy tích cực cho bé bú trong giai đoạn này và tăng cường những thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp cải thiện chất lượng và số lượng sữa mẹ, mẹ nhé!

 

 Với phương pháp chiết xuất hiện đại, các nhà khoa học đã kết hợp:

 

  • Thiên Môn Chùm (Shatavari) giúp tăng gấp 3,5 lần Prolactin; cùng với một số thảo dược quý Hoài Sơn có tác dụng kiện tỳ vị giúp mẹ ăn ngon, hấp thu tốt.

  • Hương Phụ phối hợp với Diệp Hạ Châu tác động hiệp đồng tại gan, giúp chuyển hóa năng lượng từ cơ thể mẹ vào sữa, giúp sữa giàu dinh dưỡng, đảm bảo nguồn sữa tốt, chất lượng,  đặc hơn, thơm và sánh hơn. 

 

Với phương pháp chiết xuất hiện đại, các nhà khoa học đã kết hợp Thiên Môn Chùm - Shatavari cùng với một số thảo dược quý Hoài Sơn, Hương Phụ, Diệp Hạ Châu cho tác động hiệp đồng như sau:

 

Ích Mẫu Lợi Nhi được hơn 500.000 mẹ sử dụng bởi 2 ưu điểm vượt trội giúp tăng số lượng và chất lượng sữa mẹ nhanh chóng.

 

Ưu điểm 1: Hỗ trợ tăng tiết sữa, tăng lượng sữa mẹ

  • Sau 5-7 ngày: Nhờ thành phần Shatavari giúp tăng 3,5 lần hóc môn tạo sữa => Số lượng sữa mẹ tăng rõ rệt, mẹ cảm thấy ngực căng tức, sữa xuống dần, lượng sữa tiết ra nhiều hơn, thơm hơn. Mẹ vắt sữa ra mỗi cữ đủ/thừa cho bé bú.

  • Sau 10 – 15 ngày: Chất lượng sữa mẹ tăng, sữa đặc (đục) sánh, bé bú no lâu hơn, tăng cân đều.

  • Sau 30 ngày: Mẹ ăn ngon, ngủ ngon (nhờ thành phần Hoài Sơn kiện tỳ vị và thành phần Hương Phụ và Diệp Hạ Châu giúp mẹ tăng chuyển hóa năng lượng vào sữa.

=> Lượng sữa mẹ duy trì ổn định, sữa mẹ ĐẶC, SÁNH, NHIỀU CHẤT DINH DƯỠNG hơn.

 

Ưu điểm 2: GIúp mẹ nhanh lấy lại vóc dáng sau sinh, bé bú no bụ bẫm phổng phao

- Sau 60 ngày: cơ thể mẹ có đủ thời gian để hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn và chuyển hóa năng lượng vào sữa, giảm bớt lượng mỡ thừa => mẹ nhanh lấy lại vóc dáng thon gọn sau sinh.

Số lượng và chất lượng sữa ổn định => bé tăng cân đều, khỏe mạnh, bụ bẫm phổng phao.

 

Trẻ sốt nhẹ khi mọc răng là biểu hiện sinh lý bình thường. Do đó mẹ không nên quá lo lắng và thực hiện theo những bước làm mà ÍCH MẪU LỢI NHI  đã chia sẻ trên đây. Chúc bé sớm khỏe mạnh!

 

GỬI CÂU HỎI hoặc ĐẶT HÀNG TẠI ĐÂY!