news

3 điều tối kị khi giữ ấm mùa đông cho trẻ sơ sinh mẹ nhất định phải biết

 Dược sĩ Nguyễn Thị Thảo
 Bác sĩ Phạm Thị Thục
Giữ ấm cho cơ thể là điều vô cùng quan trọng trong mùa đông đặc biệt là với trẻ sơ sinh. Không biết cách giữ ấm cho trẻ sơ sinh vào mùa đông có thể khiến trẻ dễ bị ốm, cảm lạnh… hết sức nguy hiểm. Các mẹ hãy tham khảo những cách giữ ấm cho trẻ sau đây để bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho con mình mẹ nhé!

Chăm sóc trẻ sơ sinh đặc biệt là cách giữ ấm cho trẻ ngày lạnh là điều then chốt giữ cho trẻ tránh khỏi ốm vặt. Cùng lần lượt điểm danh những diểm cần chú ý để giữ ấm cho trẻ sơ sinh mẹ nhé!

1. Cách giữ ấm cho trẻ sơ sinh vào mùa đông khi ngủ

 

Khi đi ngủ mặc dù trong phòng kín nhưng nhiệt độ vẫn thấp, do vậy mẹ không được chủ quan. Để có thể giữ ấm cho trẻ một cách tốt nhất, mẹ nên lưu ý một số điểm sau đây:

 

- Chú ý về nhiệt độ của phòng

Cần giữ cho nhiệt độ của phòng vừa phải, khoảng 28 độ C là phù hợp đối với trẻ. Bên cạnh đó hãy chú ý đóng cửa sổ để tránh gió lùa vào tuy nhiên không được quá bí bởi có thể ảnh hưởng đến hô hấp cũng như giấc ngủ của trẻ.

 

Một số bà mẹ ở vùng nông thôn vẫn còn có thói quen đốt than tổ ong trong nhà như một cách giữ ấm cho trẻ sơ sinh. Đây là một giải pháp hết sức sai lầm bởi khi đốt than trong phòng kín sẽ sản sinh ra nhiều khí độc như CO2 có thể gây ngộ độc thậm chí tử vong không chỉ ở trẻ em mà còn cả người lớn.

 

Mặc dù vậy, mẹ nên nhớ không nên khiến trẻ bị nóng khi ngủ, chỉ cần giữ phòng ở nhiệt độ vừa phải là phù hợp. Nhiệt độ quá cao cũng không hề tốt cho sức khỏe của trẻ, thậm chí có thể gây ra nguy cơ hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.

 

Nếu thấy trẻ bị toát mồ hôi, tóc ẩm, sờ vào bụng bé thấy nóng, có thể nhiệt độ đang quá cao, mẹ nên cất bớt chăn ga không cần thiết để trẻ cảm thấy dễ chịu và thoải mái nhất nhé.

 

- Chú ý đắp chăn, mặc ấm cho trẻ

Giữ ấm cho trẻ bằng đắp chăn, mặc ấm không có nghĩa là mẹ mẹ cho trẻ mặc quá kín, đắp chăn thật dày. Bởi vậy, mẹ cần tránh sai lầm này để tránh bé cảm thấy khó chịu, ngủ không ngon giấc và ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.

 

Đối với các trẻ sinh non, có sức khỏe yếu hơn mẹ có thể cho trẻ đội thêm mũ để giữ ấm cho cơ thể của trẻ. Mẹ cũng có thể cho trẻ mặc những bộ đồ liền sẽ có khả năng giữ ấm tốt hơn.

 

Mẹ có thể lót một lớp chăn ấm dưới trẻ và đắp cho trẻ 1 chiếc chăn mỏng nhẹ nếu cần thiết. Đừng đắp cho trẻ một chiếc chăn quá nặng bởi có thể khiến trẻ bị khó thở trong khi trẻ không có khả năng để tự mình đẩy chiếc chăn ra.

 

Đắp chăn cho trẻ nếu cần thiết

Đắp thêm 1 chiếc chăn mỏng nhẹ cho trẻ nếu cần thiết để giữ ấm cho trẻ

 

2. Cách giữ ấm cho trẻ sơ sinh vào mùa đông khi trẻ đi ra ngoài

Mặc dù hầu hết các mẹ đều tránh cho trẻ đi ra ngoài khi không khi lạnh đặc biệt là những ngày rét đậm.

 

Tuy nhiên, điều này chưa hẳn là đã tốt, mẹ vẫn có thể cho trẻ ra ngoài trong những ngày thời tiết không quá lạnh để trẻ có thể thỏa sức khám phá thế giới bên ngoài và tiếp xúc với ánh sáng mặt trời bên ngoài (giúp tăng cường hấp thu vitamin D cho cơ thể của trẻ).

 

Tùy vào điều kiện thời tiết mà mẹ có thể có những biện pháp giữ ấm cho trẻ khác nhau. Một số cách giữ ấm cho trẻ sơ sinh vào mùa đông khi trẻ đi ra ngoài mẹ có thể tham khảo:

 

- Trong trường hợp trời rét đậm, không chỉ mặc đầy đủ áo ấm cho trẻ mà mẹ nên cho trẻ đi thêm tất chân, bao tay cũng như mũ đội đầu để giữ ấm cho trẻ tốt nhất. Trong những ngày ấm hơn thì không cần phải mặc cho trẻ áo khoác quá dày.

 

- Một lưu ý nữa là khi đi ra ngoài, mẹ nên đem thêm quần áo dự phòng cho trẻ để có thể thay thế khi cần thiết.

 

- Khi ngồi xe ô tô, nếu xe ấm áp mẹ không cần thiết phải mặc quá nhiều quần áo không cần thiết cho trẻ.

 

- Nếu trẻ đang vui vẻ khi ở ngoài sau đó bỗng dưng quấy khóc, khó chịu, không muốn chơi nữa, có thể trẻ đang cảm thấy lạnh. Do vậy, mẹ nên thường xuyên kiểm tra ngay vùng bụng, tay… để xem trẻ có bị lạnh hay không, mặc thêm quần áo hoặc cho trẻ vào nhà nghỉ ngơi nếu cần thiết.

 

- Nếu mẹ đang có kế hoạch tổ chức những chuyến đi xa vào trời lạnh thì mẹ nên cân nhắc thật kỹ bởi để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.

 

>>> Có thể mẹ chưa biết: Thời tiết nóng nực của mùa hè cũng khiến hệ thống miễn dịch của trẻ bị suy giảm. Cách chăm sóc trẻ vào thời điểm này ra sao để trẻ ko bị ảnh hưởng cùng theo dõi bài viết "Mách mẹ cách chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hè cực hay"

 

Giữ ấm phần đâu, tay chân cho trẻ khi đi ra ngoài

Giữ ấm tay, chân, đầu cho trẻ khi đi ra ngoài

3. Cách giữ ấm cho trẻ sơ sinh vào mùa đông khi tắm

Việc cởi bỏ hết quần áo của trẻ để tắm trong tiết trời lạnh không khỏi khiến cho nhiều bà mẹ lo lắng. Khác với mùa hè, trong mùa đông mẹ không nên cho trẻ sơ sinh không tắm quá lâu (mỗi lần tắm cho trẻ chỉ nên kéo dài 5 – 10 phút), và chỉ nên cho trẻ tắm từ khoảng 2-3 lần mỗi tuần.

 

Bên cạnh đó, mẹ nên cho trẻ tắm vào các khung giờ ấm hơn trong ngày như khoảng 11h sáng hoặc vào buổi chiều chiều khoảng 2-3h chiều. Không vậy, mẹ cần tuyệt đối tránh tắm vào ban đêm rạng sáng lúc thời tiết lạnh có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ.

 

Nên tắm cho trẻ vào khoảng thời gian thích hợp

Nên tắm cho trẻ vào khoảng 10h sáng hoặc 2-3h chiều

 

Một số lưu ý khác cho mẹ khi tắm cho trẻ trong mùa đông:

 

  • Luôn kiểm tra nước tắm của trẻ đủ ấm (có thể kiểm tra nhiệt độ của nước tắm bằng nhiệt kế), bổ sung nước nóng để giữ ấm cho trẻ.
  • Thông thường nhiệt độ nhà tắm thường khá lạnh, mẹ có thể trang bị thêm những thiết bị sưởi ấm cho trẻ như quạt sưởi, đèn sưởi… để giữ ấm cho phòng tắm.
  • Nên đóng kín cửa nhà tắm, cửa sổ đến tránh không khí lạnh, gió lùa vào.
  • Chuẩn bị sẵn quần áo, tất, khăn tắm để khi trẻ tắm xong có thể nhanh chóng lau người, mặc đồ áo cho trẻ để giữ ấm cho trẻ kịp thời

 

>>> MẸO NHỎ: Phương pháp chăm sóc trẻ sơ sinh của người Nhật luôn khiến nhiều người bất ngờ. Cùng tìm hiểu cách chăm sóc trẻ sơ sinh của mẹ Nhật bản qua bài viết "6 điều bất ngờ về cách chăm sóc trẻ sơ sinh của người Nhật"

 

4. Một số giải pháp khác để giữ ấm cho trẻ trong mùa lạnh

Ngoài những cách giữ ấm cho trẻ sơ sinh vào mùa đông trên đây trong các trường hợp cụ thể, mẹ cũng có thể tham khảo thêm một số cách khác có thể giữ ấm cho trẻ như:

 

- Bổ sung vitamin B2 và vitamin E sẽ giúp cơ thể trẻ thích ứng tốt hơn với không khí lạnh, tránh nguy cơ cảm lạnh vào mùa đông.

 

- Khi trẻ có thể bắt đầu ăn dặm, mẹ có thể cho thêm những gia vị như gừng, tỏi, hành… vào món ăn để tăng tính ấm cho món ăn, ngăn ngừa những nguy cơ hắt hơi, sổ mũi có thể xảy ra.

 

- Lưu ý luôn giữ ấm cho 4 bộ phận TAY, LƯNG, BỤNG, BÀN CHÂN cho trẻ. Đây là những bộ phận nhạy cảm, nhiều mạch máu nếu bị lạnh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, hệ hô hấp, tiêu hóa của trẻ.

 

- Bên cạnh đó phần ĐẦU lại nên giữ ấm vừa phải, giữ cho phần đầu thoải mái, thoáng mát là đủ, không nên quá cẩn thận ủ kín đầu của trẻ sẽ không tốt cho sức khỏe của bé.

 

- Với những trẻ vẫn còn đang trong giai đoạn bú mẹ, mẹ vẫn nên cho trẻ được bú sữa mẹ đầy đủ để tăng cường sức đề kháng và tăng khả năng chịu đựng của cơ thể trẻ nhỏ trong thời tiết mùa đông khắc nghiệt.

 

Tuy nhiên, để cho bé được bú sữa mẹ đầy đủ thì với nhiều mẹ dường như là chuyện rất khó khăn. Không ít mẹ đang rất căng thẳng vì tình trạng ít sữa, mất sữa của mình.

 

Và gợi ý cho mẹ là mẹ có thể sử dụng sản phẩm sản phẩm ÍCH MẪU LỢI NHI.

 

ÍCH MẪU LỢI NHI có chứa Thiên Môn Chùm (Shatavari) - thảo dược lợi sữa từ Ấn Độ, giúp tăng 3.5 lần hóc môn tạo sữa mẹ prolactin.

 

Ngoài ra trong ÍCH MẪU LỢI NHI, các nhà khoa học kết hợp cùng với một số thảo dược quý như:

  • Hoài Sơn có tác dụng kiện tỳ vị giúp mẹ ăn ngon, hấp thu tốt.
  • Hương Phụ phối hợp với Diệp Hạ Châu tác động hiệp đồng tại gan, giúp chuyển hóa năng lượng từ cơ thể mẹ vào sữa, giúp sữa giàu dinh dưỡng, đảm bảo nguồn sữa tốt, chất lượng, đặc hơn, thơm và sánh hơn.

Vì sao nên chọn Ích Mẫu Lợi Nhi

Ưu điểm 1Hỗ trợ tăng tiết sữa, tăng lượng sữa mẹ

 

  • Sau 5-7 ngày: Nhờ thành phần Shatavari giúp tăng 3,5 lần hóc môn tạo sữa => Số lượng sữa mẹ tăng rõ rệt, mẹ cảm thấy ngực căng tức, sữa xuống dần, lượng sữa tiết ra nhiều hơn, thơm hơn. Mẹ vắt sữa ra mỗi cữ đủ/thừa cho bé bú.

 

  • Sau 10 – 15 ngày: Chất lượng sữa mẹ tăng, sữa đặc (đục) sánh, bé bú no lâu hơn, tăng cân đều.

 

  • Sau 30 ngày: Mẹ ăn ngon, ngủ ngon (nhờ thành phần Hoài Sơn kiện tỳ vị và thành phần Hương Phụ và Diệp Hạ Châu giúp mẹ tăng chuyển hóa năng lượng vào sữa.

=> Lượng sữa mẹ duy trì ổn định, sữa mẹ ĐẶC, SÁNH, NHIỀU CHẤT DINH DƯỠNG hơn. 

 

Ưu điểm 2: GIúp mẹ nhanh lấy lại vóc dáng sau sinh, bé bú no bụ bẫm phổng phao 

- Sau 60 ngày: cơ thể mẹ có đủ thời gian để hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn và chuyển hóa năng lượng vào sữa, giảm bớt lượng mỡ thừa => mẹ nhanh lấy lại vóc dáng thon gọn sau sinh. 

 

Số lượng và chất lượng sữa ổn định => bé tăng cân đều, khỏe mạnh, bụ bẫm phổng phao.

 

Trên đây là những cách giữ ấm cho trẻ sơ sinh vào mùa đông mà mẹ có thể tham khảo. Hãy áp dụng những biện pháp này để bảo vệ trẻ khỏi những nguy cơ nhiễm lạnh trong mùa đông, không lo tình trạng ho, cảm lạnh, cảm cúm có thể xảy ra với con mình mẹ nhé!

 

GỬI CÂU HỎI hoặc ĐẶT HÀNG TẠI ĐÂY!