news

Giúp mẹ phòng tránh hiện tượng ít sữa, thiếu sữa

 Dược sĩ Nguyễn Thị Thảo
 Bác sĩ Phạm Thị Thục
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Sau khi sinh con, do nhiều nguyên nhân mà mẹ có thể tiết ra ít sữa dẫn đến tình trạng không đủ sữa cho bé bú. Những lời khuyên sau đây sẽ giúp mẹ phòng tránh được hiện tượng ít sữa, thiếu sữa.

Muốn tăng tốc độ sản xuất sữa và tăng nguồn sữa, mẹ nên thường xuyên làm rỗng bầu vú của mẹ bằng cách cho bé bú nhiều lần trong ngày từ 6-8 lần, mỗi lần cách nhau 2 giờ (kể cả khi bé đang ngủ bạn cũng nên đánh thức bé dậy cho bú), cho bé bú 2-3 lần vào ban đêm. Điều này đồng nghĩa với việc sữa sẽ ít bị ứ đọng trong bầu ngực, vừa tăng phản xạ tiết sữa lại giảm nguy cơ viêm vú cho mẹ.

 

Cho trẻ bú ngay sau khi sinh trong vòng nửa giờ đầu vì sữa mẹ tiết ra theo phản xạ, bú sớm có tác dụng kích thích bài tiết sữa sớm. Trong những ngày đầu sữa còn ít, cần cho trẻ bú nhiều lần, sữa sẽ “về” nhiều hơn. Nếu đã ít sữa mà lại cho trẻ bú ít hoặc ăn bổ sung sữa ngoài, trẻ sẽ bỏ bú và sữa cạn dần, dẫn đến mất sữa. Trẻ được bú sữa non sẽ phòng bệnh được tốt. Động tác bú của trẻ có tác dụng co hồi tử cung và cầm máu cho người mẹ sau sinh.

 

Cho bé bú đều cả hai bên ngực, tuy nhiên khi bú hết bên này mới chuyển sang bên kia và phải vắt bỏ phần sữa thừa để tránh ứ đọng sữa. Khi cho trẻ bú cần cho trẻ ngậm hết cả quầng vú để trẻ bú được nhiều sữa hơn.

 

Dù mẹ ít sữa, vẫn nên tích cực cho trẻ bú mẹ, chớ vội vàng cho trẻ ăn uống các thức ăn khác để bồi bổ cho trẻ. Chỉ nên cho trẻ ăn dặm khi trẻ đã được 4 tháng tuổi. Thức ăn dặm và sữa ngoài có thể làm trẻ lười bú mẹ, trẻ không được bổ sung các dưỡng chất cần thiết khiến trẻ dễ ốm, chậm lớn hơn.

 

 

Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho mẹ để góp phần đảm bảo có đủ sữa cả về số lượng lẫn chất lượng. Khẩu phần ăn của mẹ cần tăng thêm khoảng 350 Kcal/ngày và đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm: nhóm chất bột (cơm, khoai củ, bánh mì, bún, bánh phở…); nhóm chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, đậu đỗ…); nhóm chất béo (dầu mỡ, bơ, lạc…); nhóm viatmin và khoáng chất (rau xanh, hoa quả tươi..)

 

 Uống đủ nước: người mẹ cần cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể, có thể là uống sữa bò (ngày 2-3 lần) hoặc nước ép trái cây đều rất tốt trong thời gian cho bé bú, uống đủ nước giúp cơ thể mẹ tiết ra nhiều sữa cho bé hơn.

 

Nghỉ ngơi: Mẹ cần được nghỉ ngơi đầy đủ,tạo tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng, lo âu kết hợp thường xuyên đi dạo để hít thở không khí trong lành. Để đảm bảo sức khỏe và đủ sữa cho con bú, bạn cần ngủ ít nhất 10 tiếng mỗi ngày, 2h-4h ban ngày và 6h-8h ban đêm. Stress ảnh hưởng lớn đến việc tiết sữa của cơ thể người mẹ, vì thế nghỉ ngơi và thư giãn là cách giúp tăng cường lượng sữa.

 

Tránh xa những chất ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng sữa như: rượu, cà phê, thuốc lá… Không nên uống các loại thuốc tân dược khi không có chỉ định của bác sĩ.

 

Bổ sung thêm các loại thảo dược tăng tiết sữa nếu mẹ quá ít sữa, kết hợp bổ sung các món ăn - bài thuốc làm tăng tiết sữa: Hoài Sơn, Thiên Môn chùm, Đu Đủ hầm thịt lợn…

 

Mai Anh (biên tập)

Các mẹ hãy liên hệ ngay với Tổng đài Nuôi con bằng sữa mẹ 1800.6642 (miễn cước gọi) để được tư vấn những kiến thức bổ ích cùng Dược sĩ của Ích Mẫu Lợi Nhi.

 

 

 



* Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh"

GỬI CÂU HỎI hoặc ĐẶT HÀNG TẠI ĐÂY!