Có lẽ nhiều mẹ sau sinh từng rất ngạc nhiên hoặc thậm chí là cả sự thất vọng rằng tại sao cơ thể của mình lại thay đổi nhiều đến vậy. Từ chuyện rụng nhiều tóc, suy giảm trí nhớ, tăng cân chóng mặt đến suy giảm nội tiết tố… , tất cả đã làm ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống của mẹ.
Thông thường cần phải có một khoảng thời gian nhất định để tử cung co lại và trở lại kích thước bình thường sau sinh em bé. Chính vì điều này mà ít nhất 6 - 12 tuần sau khi vượt cạn thì mẹ bỉm sửa mới có kinh nguyệt trở lại.
Bên cạnh đó, với đại đa số những mẹ cho con bú thì lúc này nồng độ prolactin tăng cao làm kéo dài thời gian mẹ có kinh trở lại sau sinh.
Không những vậy, một số chị em còn thấy chu kỳ kinh nguyệt (số lượng và màu máu kinh biến đổi) thay đổi thất thường.
Sở dĩ có điều này là trong thời kỳ cho con bú, các loại hormone kích thích sản xuất và tiết sữa mẹ có thể khiến cơ thể trì hoãn rụng trứng hoặc rụng trứng không thường xuyên. Ngay cả với những phụ nữ không cho con bú, thời gian đầu sau khi sinh thì kinh nguyệt có thể không đều vì cơ thể cần có thời gian để phục hồi sau khi mang thai và sinh nở.
Phụ nữ sau sinh thường kinh nguyệt không đều
Rụng tóc sau sinh thường bắt đầu vào khoảng ba tháng sau khi sinh, đây là hiện tượng hay gặp phổ biến ở phụ nữ sau sinh, vậy tại sao lại có tình trạng rụng tóc như vậy?
Nguyên nhân chính của sự rụng tóc sau sinh có lẽ là do sự thay đổi đột ngột nồng độ hormone trong cơ thể bắt đầu từ quá trình mang thai, sinh con cho tới giai đoạn cho con bú, đặc biệt là sự thay đổi giữa progesterone và estrogen.
Cụ thể là, khi mang thai nồng độ estrogen tăng cao trong cơ thể bạn làm mái tóc của mẹ mọc nhanh hơn và dày dặn hơn trước lúc mang thai. Sau khi sinh con, nồng độ estrogen giảm (trở về mức trước khi mang thai) khiến các nang tóc trở nên kém hoạt động hơn và ít mọc lông tóc hơn và sau khoảng 100 ngày sau sinh thì tóc bắt đầu rụng.
Hầu hết chu kỳ mọc tóc của các chị em phụ nữ sẽ quay trở lại bình thường trong vòng sáu tháng, hoặc từ 6 đến 12 tháng sau khi sinh.
Phụ nữ sau sinh dễ bị rụng tóc
Chuyện “chăn gối” với người bạn đời cũng là một trong những cách giữ lửa hạnh phúc cho tổ ấm gia đình của các chị em. Thế nhưng, nhiều mẹ bỉm sữa sau khi sinh lại rơi vào tình cảnh không còn muốn “gần gũi với chồng”, chuyện quan hệ sau sinh lúc này không còn mấy hứng thú nữa.
Đây là một vấn đề có lẽ rất phổ biến, đặc biệt là đối với các chị em sau khi sinh con đầu lòng. Mẹ không muốn “yêu” chông như trước nữa là do cơ thể của mẹ đã trải qua nhiều sự biến đổi và chính điều này đã ảnh hưởng đến ham muốn tình dục sau khi mẹ sinh nở.
Ngoài ra những căng thẳng, áp lực khi chăm sóc con nhỏ cũng làm mẹ càng cảm thấy buồn bã và giảm chuyện “giường chiếu” với ông xã của mình.
Thật khó có từ ngữ nào có thể diễn tả hết những nỗi vất vả của người phụ nữ từ lúc mang thai đến nuôi dạy con thơ.
Có những chị em may mắn được người thân đồng cảm và san sẽ những khó khăn trong giai đoạn này. Nhưng không phải ai cũng vậy, có những bà mẹ bỉm sữa phải gồng mình lên để tự nuôi dạy con mà thiếu đi sự giúp đỡ từ phía người chồng, gia đình xung quanh.
Biết bao áp lực từ kinh tế đến thời gian chăm sóc trẻ nhỏ đổ dồn lên đôi vai yếu ớt của người phụ nữ sẽ càng khiến các chị em dễ rơi vào tình trạng rối loạn tâm lý – trầm cảm sau sinh hơn bao giờ hết. Đây là điều khá nguy hiểm, gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của cả mẹ và bé.
Phụ nữ dễ bị trầm cảm sau sinh
Nhiều chị em sau sinh thường xuyên mắc phải chứng “não cá vàng” khi thường xuyên không nhớ được nhiều sự việc, sự kiện xảy ra gần đây. Điều này có thể làm giảm hiệu quả trong công việc và gây khó khăn trong sinh hoạt thường ngày của các chị em.
Nguyên nhân tại sao phụ nữ sau sinh hay quên có thể là do:
Nhiều phụ nữ đổ mồ hôi rất nhiều trong những tuần sau khi sinh, đặc biệt là vào ban đêm. Đổ mồ hôi là một cách cơ thể bạn loại bỏ lượng nước dư thừa mà bạn giữ lại trong thai kỳ. Ngoài ra, những căng thẳng trong cuộc sống khi mới làm mẹ cũng có thể khiến các chị em dễ bị đổ mồ hôi nhiều hơn.
Đổ mồ hôi sau sinh là điều hoàn toàn bình thường, nhưng nếu mẹ bị sốt đi kèm thì điều này có thể là dấu hiệu cho thấy mẹ có thể bị mắc các bệnh nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. Do vậy, khi thấy những biển hiện bất thường như vậy, mẹ nên đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để có biện pháp xử lý kịp thời.
Có thể nói cơ thể của các chị em sau khi vượt cạn cũng vẫn còn yếu và khá nhạy cảm. Do vậy, nếu không có cách chăm sóc đúng cách có thể khiến sức khỏe ngày càng suy kiệt và ảnh hưởng tới cả sự phát triển của trẻ nhỏ. Những biện pháp chăm sóc sản phụ sau sinh dưới đây sẽ là những bí kíp dành cho các mẹ và người nhà.
Hầu hết các bà mẹ mới vượt cạn không thể trở lại các công việc sinh hoạt bình thường trong ít nhất sáu tuần đầu sau khi sinh. Đây chính là khoảng thời gian tuyệt vời để mẹ có thể nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng sau quá trình sinh nở đau đớn.
Không những vậy, trong thời kỳ này mẹ cần ngủ càng nhiều càng tốt để cơ thể dễ hồi phục sức khỏe. Tuy nhiền, mẹ cần cần chú ý rằng em bé có thể thức dậy hai đến ba lần trong một đêm vì đói nên mẹ cũng sẽ tỉnh dậy để cho bé ăn hoặc thay tã cho bé. Do vậy, các mẹ bỉm sữa nên tranh thủ ngủ, nghỉ ngơi khi bé vẫn còn đang ngủ nhé.
Nghỉ ngơi hợp lý sau sinh giúp chị em nhanh chóng hồi phục sức khỏe
Mẹ biết đấy, sự hỗ trợ của người thân, bạn bè hoặc những người xung quanh trong giai đoạn này là rất quan trọng. Điều này không những giúp mẹ có điều kiện để phục hồi sức khỏe, tránh bị kiệt sức mà còn giúp mẹ đảm bảo cho việc chăm sóc bé yêu được toàn diện nhất.
Mẹ đừng ngần ngại, hãy vui vẻ nhận sự hỗ trợ từ những người thân yêu thông qua các công việc như: chuẩn bị bữa ăn, làm các công việc vặt trong gia đình, chăm sóc em bé mới sinh hoặc những đứa trẻ khác trong gia đình.
Sau khi các vết thương của mẹ đã lành và cơ thể đã dần hồi phục thì mẹ có thể tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe của mình, chẳng hạn như bài tập Kegel hoặc mẹ có thể thư giãn bằng cách đi bộ xung quanh nhà của mình.
Quá trình vận động sẽ giúp cơ thể mẹ lưu thông khí huyết, hạn chế tình trạng táo bón, giúp mẹ giảm bớt những căng thẳng mệt mỏi sau khi sinh. Nhờ đó giúp mẹ tăng cường sức khỏe và cải thiện tâm trạng của bản thân.
Chắc hẳn trước khi sinh, nhiều chị em đã được các bà mẹ đi trước rỉ tai nhau rằng sau sinh khoảng 1 tháng trở lên mới được tắm gội, đánh răng… Nhưng theo các chuyên gia y tế thì điều này hoàn toàn không đúng.
Đối với các mẹ sinh thường, các mẹ có thể tắm rửa sau sinh khoảng 2 – 3 ngày. Riêng với các mẹ sinh mổ thì có thể tắm gội khi đã cắt chỉ vết thương sau sinh khoảng 5 – 7 ngày. Trong khoảng thời gian chưa tắm được thì các mẹ có thể dùng khăn mềm nhúng nước ấm lau người nhé.
Trong quá trình tắm gội, các mẹ cần lưu ý sử dụng nước ấm để vệ sinh thân thể và ở trong phòng kín gió, tránh bị nhiễm lạnh đột ngột có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe của mẹ. Sau khi gội đầu xong, mẹ có thể dùng máy sấy tóc để làm ấm da đầu của mình.
Tắm gội hợp lý sau sinh
Những bữa ăn khoa học và lành mạnh sẽ giúp mẹ lấy lại sức khỏe nhanh hơn và hạn chế tình trạng ít sữa, thiếu sữa hoặc là mất sữa sau sinh.
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng cân bằng và hợp lý, mẹ nên sử dụng thêm các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược hỗ trợ tăng cường tiết sữa, kích sữa giúp sữa về nhiều, đặc, thơm, mát hơn cho con ví dụ như sản phẩm ÍCH MẪU LỢI NHI.
ÍCH MẪU LỢI NHI có chứa Thiên Môn Chùm (Shatavari) - thảo dược lợi sữa 5000 năm tìm thầy trên đỉnh Hymalaya Ấn Độ, còn gọi với cái tên: “ Nữ hoàng của các thảo dược lợi sữa”, giúp tăng 3.5 lần hóc môn tạo sữa mẹ prolactin.
Ngoài ra trong ÍCH MẪU LỢI NHI, các nhà kết hợp cùng với một số thảo dược quý như: Hoài Sơn có tác dụng kiện kỳ vị giúp mẹ ăn ngon, hấp thu tốt; Hương Phụ phối hợp với Diệp Hạ Châu tác động hiệp đồng tại gan, giúp chuyển hóa năng lượng từ cơ thể mẹ vào sữa, giúp sữa giàu dinh dưỡng, đảm bảo nguồn sữa tốt, chất lượng, đặc hơn, thơm và sánh hơn.
ÍCH MẪU LỢI NHI được hơn 800.000 mẹ sử dụng bởi 2 ưu điểm vượt trội giúp tăng số lượng và chất lượng sữa mẹ nhanh chóng, giúp mẹ nhanh lấy lại vóc dáng sau sinh
Ưu điểm 1 : Giúp tăng Số lượng & Chất lượng sữa mẹ
=> Lượng sữa mẹ duy trì ổn định, sữa mẹ ĐẶC, SÁNH, NHIỀU CHẤT DINH DƯỠNG hơn.
Ưu điểm 2: GIúp mẹ nhanh lấy lại vóc dáng sau sinh, bé bú no bụ bẫm phổng phao
- Sau 60 ngày: cơ thể mẹ có đủ thời gian để hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn và chuyển hóa năng lượng vào sữa, giảm bớt lượng mỡ thừa => mẹ nhanh lấy lại vóc dáng thon gọn sau sinh.
Số lượng và chất lượng sữa ổn định => bé tăng cân đều, khỏe mạnh, bụ bẫm phổng phao.
Mong rằng qua những chia sẻ của bài viết đã giúp các chị em và người thân có thêm nhiều kiến thức bổ ích để chăm sóc phụ nữ sau sinh đúng cách. Chúc mẹ và bé sẽ luôn mạnh khỏe và có nhiều niềm vui trong cuộc sống!
Dược sỹ: Mai Anh
Tin tức liên quan