Theo quy định của Bộ Y tế, mỗi thai phụ nên đi khám tối thiểu 3 lần trong kỳ lần lượt vào khoảng thời là 3 tháng đầu, 3 tháng giữa, 3 tháng cuối. Tuy nhiên, để theo dõi tình trạng phát triển của thai nhi tốt hơn thì mẹ bầu nên đi khám 7 lần.
3 tháng đầu là thời điểm quan trọng phôi thai làm tổ trong cổ tử cung, đánh dấu những sự phát triển đầu tiên của bé yêu, mẹ bầu nên chú ý thận trọng trong sinh hoạt cũng như vận động và đi khám đầy đủ nhé.
Tuần thứ 6 của thai kỳ
Đây là lần khám thai đầu tiên: sau khi các mẹ bị chậm kinh 1-2 tuần cũng như xuất hiện các dấu hiệu mang thai và đã được bác sỹ xác định là có thai.
6 tuần sau ngày kinh cuối cùng, các mẹ nên đến các cơ sở y tế để được bác sỹ thực hiện thăm khám với mục đích xem thai nhi đã vào tử cung chưa, tình trạng thai như thế nào, ngoài ra các bác sỹ chuyên khoa sẽ xác định tuổi thai và ngày dự kiến sinh.
Tuần thứ 12 của thai kỳ
Đây là giai đoạn quan trọng để biết em bé của mẹ có phát triển bình thường không? Trong khoảng thời gian này, bác sỹ sẽ tiến hành chỉ định siêu âm 3D hoặc 4D kết hợp với phương pháp đo độ mờ da gáy nhằm phát hiện những di tật bất thường ở thai nhỉ như: bệnh tim mạch, hội chứng Down…
Tuần thứ 16 – 22 của thai kỳ: Bác sỹ sẽ tiến hành làm Triple test để theo dõi sự phát triển của thai nhi, tại thời điểm này bác sỹ có thể phát hiện ra một số dị tật bất thường của thai nhi mà những lần khám thai trước chưa phát hiện được.
Ngoài ra, đây cũng là thời điểm mà bác sỹ có thể xác định được giới tính và cân nặng của thai nhi.
Tuần thứ 22-28 của thai kỳ: Việc khám thai trong khoảng thời gian này vẫn là tiếp tục theo dõi sự phát triển của thai nhi và phát hiệ những bất thường có thể xảy ra ở thai và người mẹ. Các xét nghiệm có thể tiến hành đó chính là:
3 tháng cuối của thai kỳ là khoảng thời gian phát triển mạnh mẽ nhất của thai nhi, mẹ sẽ cảm thấy bụng bầu to lên từng ngày, những cơn đau lưng, chuột rút diễn ra thường xuyên hơn.
Tuần thứ 28-32: Việc thăm khám thai kỳ trong những tuần này để xác định trọng lượng thai nhi và lựa chọn phương pháp sinh nở cho bà bầu, tùy theo cấu tạo khung xương chậu của mẹ và cân nặng của thai nhi mà bác sỹ sẽ đưa ra lời khuyên nên sinh mổ hay sinh mổ. Ngoài ra trong thời kỳ này, mẹ bầu nên tiến hành xét nghiệm nước tiểu hoặc máu để xác định xem mình có bị tiểu đường thai kỳ không và tiêm phòng uốn ván mũi 2.
Tuần thứ 36 -39: Đây sẽ là những lần khám thai cuối cùng của mẹ bầu, bác sỹ sẽ thực hiện các xét nghiệm về nước tiểu, siêu âm để xác định tình trạng nhau thai, dự đoán về trọng lượng của thai nhi, dự kiến về hình thức sinh (sinh mổ hay sinh thường), nghe tim thai, xác định tình trạng ối…
Lịch khám thai định kỳ ở trên không nhất thiết áp dụng với mọi mẹ bầu. Bác sĩ sẽ quyết định tần suất lịch khám thai định kỳ dựa trên tình trạng sức khỏe của mỗi mẹ bầu.
Số lần khám thai cho bà bầu sẽ nhiều hơn nếu mẹ có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào trước khi mang thai hoặc gặp vấn đề bất thường trong thai kỳ. Khi đó, mẹ cũng có thể cần các xét nghiệm bổ sung để đảm bảo rằng bạn và em bé vẫn khỏe mạnh. Nếu bầu mẹ có những yếu tố nguy cơ sau đây thì mẹ cần đi gặp bác sỹ để khám thai nhiều hơn:
Bà bầu trên 35 tuổi: Sau tuổi 35, phụ nữ có nguy cơ cao sinh con bị dị tật bẩm sinh hoặc gặp nhiều biến chứng khi mang thai hơn.
Vấn đề sức khỏe từ trước: Nếu mẹ bầu có tiền sử về bệnh tiểu đường và huyết áp cao, mẹ sẽ cần có lịch khám thai định kỳ thường xuyên hơn để kiểm soát chặt chẽ tình trạng sức khỏe. Điều này rất quan trọng giúp những yếu tố về bệnh lý không ảnh hưởng đến thai kỳ hoặc sức khỏe của em bé. Ngoài ra, khi mẹ gặp các vấn đề sức khỏe khác như: hen suyễn, lupus, thiếu máu hoặc béo phì, mẹ cũng cần đi khám thai nhiều hơn.
Vấn đề bất thường trong thai kỳ: Trong các lần khám thai, bác sỹ sẽ phát hiện các tình trạng bất thường có thể xảy ra trong thai kỳ. Các tình trạng bất thường có thể là: tiền sản giật, huyết áp cao, tiểu đường thai kỳ.
Nguy cơ sinh non: Nếu mẹ bầu có tiền sử sinh non hoặc có dấu hiệu sinh non, bác sỹ sẽ muốn theo dõi mẹ một cách chặt chẽ hơn.
Thai nhi không phát triển
Vì con yêu có được sự phát triển tốt nhất, mẹ bầu sẵn sàng làm tất cả đúng không nào? Do vậy, việc tích cực thăm khám thai kỳ nhiều hơn một chút cũng không gây quá nhiều trở ngại đối với mẹ bầu, mà nó còn là cách đảm bảo mẹ và bé yêu luôn mạnh khỏe và phát triển toàn diện. Khi có yêu cầu của bác sỹ sản khoa, mẹ bầu hãy cố gắng đi khám thai định kỳ thường xuyên nhé.
Mong rằng qua những thông tin mà bài viết cung cấp về lịch khám thai định kỳ đầy đủ ở trên đã giúp mẹ bầu ghi nhớ thời gian cụ thể để có thể theo dõi sự phát triển của bé yêu toàn diện và phát hiện sớm những vấn đề bất thường có thể gặp trong thai kỳ.
Dược sĩ Mai Anh
Tin tức liên quan