news

Cách làm cho mẹ có sữa cho con bú khi mới sinh

 Dược sĩ Nguyễn Thị Thảo
 Bác sĩ Phạm Thị Thục
Có đủ sữa, thừa sữa cho con bú là điều mà bất cứ mẹ nào cũng mong muốn. Tuy nhiên thực tế không ít mẹ sau sinh rơi vào tình trạng ít sữa, không có sữa cho con bú hay sữa về chậm sau sinh. Hãy cùng chúng tôi đi tìm nguyên nhân và cách làm sữa mẹ về nhanh sau sinh nhé.

Nguyên nhân khiến mẹ ít sữa, không có sữa sau sinh

Trong quá trình mang thai đến những tháng cuối, cơ thể người mẹ bắt đầu sản xuất sữa non với lượng thấp nhưng rất giàu kháng thể. Ngay sau khi sinh, sữa non của mẹ sẽ tiết ra giúp cung cấp chất dinh dưỡng nuôi dưỡng em bé những ngày đầu sau sinh.

 

Khi mang thai, nhau thai có vai trò quan trọng trong việc tạo ra hoóc môn để thúc đẩy phát triển mô ở vú và tử cung của mẹ, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất sữa sau này. Sau khi sinh em bé, nhau thai sẽ tách ra khỏi tử cung và bị lấy ra ngoài. Điều này gây ra sự sụt giảm mạnh hormone progesterone, đồng thời làm tăng lượng Prolactin khiến vú bắt đầu sản xuất sữa khoảng 32 - 40 giờ (2-3 ngày) sau khi sinh. Các hormone quan trọng khác cần thiết cho sản xuất sữa là prolactin, insulin và cortisol.

 

Do vậy sau sinh 2-3 ngày mẹ mới có sữa về là hiện tượng bình thường, mẹ không nên quá lo lắng làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

 

Tuy nhiên trên thực tế, nhiều mẹ sau sinh do có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất sữa và tiết sữa khiến sữa mẹ về chậm, hoặc mẹ bị ít sữa, thiếu sữa, không đủ sữa. 

 

Rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ ít sữa, không đủ sữa thậm chí là không có sữa sau sinh. Có thể kể đến các nguyên nhân điển hình như sau:

 

Sự thay đổi cơ thể người mẹ sau khi sinh

Sau khi sinh, mẹ sẽ cảm thấy rõ tình trạng đau đớn hoặc mệt mỏi trong cơ thể nhất là với những mẹ chuyển dạ kéo dài và hoặc sử dụng ống thông hơi, kẹp hoặc sinh mổ. Điều này sẽ làm giảm đến nồng độ hormone tham gia vào quá trình sản xuất sữa có thể làm chậm sữa về sau sinh.

 
Bên cạnh đó, việc mất nhiều máu sau sinh, ví dụ: xuất huyết sau sinh hoặc Hội chứng Sheehan có thể làm tổn thương tuyến yên ( có vai trò kiểm soát các hormone của việc tiết sữa) cũng có thể làm mẹ sau sinh ít sữa, thiếu sữa.
 

Ngoài ra, một số mẹ sau sinh còn bị sót nhau thai có thể trì hoãn sữa về vì nồng độ hormone progesterone vẫn cao hơn, làm ức chế giảm tiết prolactin.

Sự thay đổi cơ thể người mẹ sau sinh có thể làm sữa về chậm

 

Thuốc sử dụng trong quá trình sinh nở

Đối với một số mẹ đặc biệt là khi sinh mổ, các thuốc như: thuốc gây tê ngoài màng cứng, thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, thuốc gây mê...được sử dụng trong quá trình sinh nở có thể làm căng tức ngực và trì hoãn sự sản xuất sữa.

 

Mẹ sinh non

Đối với nhiều mẹ sinh non hay con sinh thiếu tháng, sữa mẹ cũng có thể về chậm hơn bình thường. Mang thai là khoảng thời gian quan trọng cho sự phát triển của tuyến vú. Nếu em bé được sinh non, ngực có thể chưa đủ thời gian để phát triển đầy đủ mô tuyến, làm chậm sữa về hoặc sẽ làm mẹ ít sữa, thiếu sữa cho con bú.
 
 
Mẹ thừa cân hoặc béo phì
 
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chỉ số BMI của mẹ trước khi mang thai lớn hơn 26 là yếu tố nguy cơ cho việc tiết sữa chậm và làm giảm số lượng sữa thấp do liên quan đến sự đáp ứng prolactin thấp hơn.
 
Nếu các nguyên nhân cơ bản gây béo phì là do rối loạn chuyển hóa, ví dụ: hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), hay cường giáp, đây cũng là những yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến việc sản xuất và tiết sữa. 
 
Bên cạnh đó, sự thừa cân quá mức ở mẹ khi mang thai làm ngăn chặn sự phát triển các mô tuyến ở ngực mẹ nên làm cho quá trình sản xuất sữa sau sinh bị chậm lại.
 
 
Mẹ sinh con khi đã lớn tuổi
 
Với các bà mẹ lớn tuổi (>35 tuổi) khi mang thai thì nguy cơ sữa về sau sinh sẽ chậm hơn so với nhưng mẹ trẻ tuổi hơn.
 
 
Mẹ bị tiểu đường trước khi mang thai hoặc bị tiểu đường trong quá trình mang thai
 
Tiểu đường là tình trạng cơ thể không sản xuất đủ insulin (loại 1) hoặc tế bào không thể sử dụng insulin đúng cách (loại 2). Một dạng tiểu đường tạm thời trong thai kỳ được gọi là tiểu đường thai kỳ.
 
Insulin là một hormone chính liên quan đến sản xuất sữa và sự rối loạn nồng độ của insulin có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất sữa. Với các bà mẹ bị tiểu đường, khi nhu cầu insulin được cơ thể điều chỉnh sau khi sinh, nó có thể làm chậm sữa về sau 24 giờ.
 
Tuy nhiên, không phải tất cả các bà mẹ bị tiểu đường sẽ gặp vấn đề với việc sữa về chậm sau sinh.

 

Căng thẳng, mệt mỏi dẫn tới tình trạng ít sữa

 

Các yếu tố khác

Chế độ ăn uống, ngủ nghỉ không hợp lý, cũng là nguyên nhân khiến sữa mẹ ít dần. Hoặc nhiều mẹ mắc phải 1 trong 3 triệu chứng hoặc cả 3 triệu chứng Thủy Kiệt: môi khô, táo bón, nước tiểu vàng trong thời gian dài có nguy cơ bị ít sữa rồi dần dần bị mất sữa mà không rõ lý do.

Giải pháp giúp mẹ có nhiều sữa cho con bú

Nếu sữa mẹ về chậm hơn 3 ngày sau sinh, em bé có thể bắt đầu giảm cân, hoặc bị mất nước hoặc vàng da. Do vậy, các mẹ cần hiều được những nguyên nhân gây ít sữa, mất sữa, các mẹ sẽ có được kinh nghiệm, phương pháp để thoát khỏi tình trạng này.

 

Những mẹ có ít hooc môn Prolactin cần cho bé bú nhiều và sớm nhất có thể để kích thích phản xạ tiết hooc môn này. Hiện nay, các nhà khoa học Ấn Độ đã chứng minh thành phần trong rễ cây Shatavari (Thiên môn chùm) giúp mẹ tăng 3.5 lần Prolactin – hooc môn quyết định quá trình sản xuất sữa nên khi dùng thảo dược này sữa mẹ sẽ nhanh chóng được sản xuất nhiều hơn.

 

Bên cạnh đó, Cho bé bú đúng cách và nên cho bé bú nhiều hơn giúp kích thích phản xạ tiết hooc môn sản xuất và bài xuất sữa. Con bú đúng là ngậm đúng khớp bú, ngậm hết quầng thâm núm vú, lực hút mạnh và không gây tiếng động. Cho con bú nhiều kích thích giúp tống đẩy sữa ra ngoài tạo không gian cho lần sản xuất sữa tiếp theo. Mẹ lưu ý khi cho con bú nên âu yếm, vuốt ve, cưng nựng con nhiều hơn. Việc làm này vừa tạo cảm giác gần gũi, tình mẫu tử gắn bó, vừa kích thích phản xạ xuống sữa rõ rệt giúp sữa về nhanh và nhiều hơn.

 

 

Cho con bú đúng cách

 

Tránh xa căng thẳng, mệt mỏi, stress, lo lắng… sẽ giúp tinh thần thư thái, thoải mái, vui vẻ từ đó sữa sẽ về nhiều và tốt hơn.

 

Tránh xa stress giúp mẹ có sữa về nhiều hơn

 

Ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp mẹ nhanh hồi phục sức khỏe và nhanh có sữa cho con. Sau sinh mẹ nên ăn đa dạng các đồ ăn như tôm, cá, trứng… để sữa chất lượng hơn. Nên ngủ đủ giấc, cho con bú đêm nhiều giúp kích thích tăng hooc môn Prolactin.

 

Nếu mẹ bị mắc 1 trong 3 triệu chứng của Thủy Kiệt nói trên nên dùng bài thuốc từ đậu đen xanh lòng nấu chín với ít muối và uống trong thời gian dài sẽ cải thiện được tình trạng mất nước, không giữ được nước ở thận. Khi những triệu chứng này được cải thiện, cơ thể sẽ hấp thu tốt hơn, chuyển hóa năng lượng tốt hơn vì vậy, sữa cũng sẽ nhiều hơn.

 

Mẹ nên kiểm soát vấn đề cân nặng trong quá trình mang thai và sau khi sinh bằng chế độ vận động và ăn uống hợp lý. Ngoài ra, nếu mẹ mắc bệnh tiểu đường thì nên khám và theo dõi sức khỏe thường xuyên để tránh ảnh hưởng đến sản xuất và tiết sữa sau sinh.

 

Khi đã nắm được nguyên nhân của việc ít sữa, mất sữa mẹ sẽ không lo thiếu sữa cho con. Tự trang bị kiến thức trước khi làm mẹ, trau dồi kiếm thức trong suốt thời gian nuôi con sẽ giúp mẹ luôn tự tin nuôi con bằng sữa mẹ.

 

Dược sĩ: Hoài Thu

 

Các mẹ hãy liên hệ ngay với Tổng đài Nuôi con bằng sữa mẹ 1800.6642 (miễn cước gọi) để được tư vấn những kiến thức bổ ích cùng Dược sĩ của Ích Mẫu Lợi Nhi.

 

 

 



Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh"

GỬI CÂU HỎI hoặc ĐẶT HÀNG TẠI ĐÂY!