Sữa mẹ được sản xuất nhờ hormone Prolactin – hormone do tuyến yên của vỏ não tiết ra. Khoảng tháng thứ 6 của thai kỳ trở đi, lượng hormone này bắt đầu tăng. Lúc này, bầu ngực của mẹ đã bắt đầu có sữa nhưng với lượng rất nhỏ. Sau khi sinh, nồng độ hormone Prolactin ngày càng tăng cao hơn nữa để kích thích quá trình sản xuất sữa mẹ.
Khi bé bắt đầu bú sẽ tạo ra lực mút ti và hình thành phản xạ tại não mẹ giúp bài tiết Oxytocin và Prolactin. Prolactin tác động đến các tế bào tuyến vú làm vú tiết ra sữa, trong khi đó Oxytocin làm co các tế bào cơ xung quanh các nang sữa giúp đẩy sữa từ các ống dẫn tới xoang chứa sữa ở sau quầng vú.
Vì vậy, ngay sau khi sinh, mẹ cần cho bé bú ngay để kích thích sản xuất sữa. Việc cho bú sớm sẽ làm tăng tiết Oxytocin, điều này không những giúp kích thích bài tiết sữa mà còn giúp co hồi tử cung sau đẻ.
Nồng độ Prolactin và Oxytocin chỉ được duy trì thông qua việc mẹ cho con bú hoặc mẹ dùng các dụng cụ hút/vắt sữa để tạo ra các phản xạ kích thích cơ thể mẹ bài tiết sữa.
Cơ chế bài tiết sữa mẹ
Quan sát hình ảnh bên ngoài của sữa mẹ, có thể dễ dàng nhận thấy sữa mẹ là chất lỏng, có độ đặc sánh khác nhau tùy theo cơ địa của mỗi mẹ và có nhiều màu sắc như: màu vàng nhạt, vàng đục, trắng đục hoặc là trắng trong.
Khi nếm thử sữa mẹ thì chúng ta có thể cảm nhận được vị ngọt nhẹ đến vừa và ngoài ra, sữa mẹ còn có mùi thơm nhẹ.
Có thể nói sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo và hội tụ đầy đủ các thành phần với giá trị dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Dưới đây là những thành phần dinh dưỡng có trong sữa mẹ và những lợi ích mà chúng đem lại.
Lipid là nguồn năng lượng lớn nhất có trong sữa mẹ, chiếm 40% - 55% tổng năng lượng của sữa mẹ. Phần lớn lipid có trong sữa mẹ thường tồn tại triacylglyceride (chiếm hơn 90%), phần còn lại là diacylglyceride, monoacylglyceride, axit béo tự do, phospholipids và cholesterol.
So với các chất dinh dưỡng đa lượng khác, lipid là thành phần có sự biến đổi nhiều nhất trong sữa mẹ. Nhiều nghiên cứu cho kết quả rằng nồng độ lipid tăng lên khi vú bị trống rỗng, với gần 50% chất béo có trong 20% sữa còn lại trong tuyến vú sau khi mẹ cho trẻ bú xong.
Bên cạnh đó, nồng độ lipid có trong sữa mẹ cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như giai đoạn cho con bú, cân nặng của mẹ và tình trạng dinh dưỡng chung của mẹ
Sữa mẹ chứa hơn 400 loại protein với tỷ lệ cân đối các acid amin khác nhau và chúng thực hiện nhiều chức năng khác nhau như:
Protein có trong sữa mẹ có thể được chia thành ba nhóm như:
Các kháng thể trong sữa mẹ là một trong những hợp chất vô giá mà không một loại sữa công thức nào có được. Trong sữa mẹ có chứa một số các kháng thể cụ thể như sau:
- Các globulin miễn dịch, mà chủ yếu là IgA xuất hiện với số lượng lớn trong sữa non và giảm dần trong các giai đoạn sau. IgA có chức năng bảo vệ hệ thống tiêu hóa của trẻ chống lại một số loại vi khuẩn như E.coli, virus…
- Lactoferin: một protein gắn với sắt và có tác dụng kìm khuẩn, ngăn chặn vi khuẩn lấy sắt làm chất dinh dưỡng để sinh sôi, phát triển.
- Lyzozym: là enzym quan trọng có trong sữa mẹ với số lượng lớn hơn bất kỳ loại sữa nào khác. Kháng thể này giúp tiêu diệt một số vi khuẩn gây bệnh đồng thời ức chế một số loại vi rút gây bệnh.
- Các tế bào bạch cầu: Trong 2 tuần đầu sau khi sinh, sữa mẹ chứa số lượng vô cùng lớn tế bào bạch cầu khoảng 4000 tế bào bạch cầu/ml sữa. Các tế bào bạch cầu này có khả năng tiết IgA, lactoferin, lyzozym, lactoferin, interferon.
Sữa mẹ cung cấp đầy đủ các vi chất dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bao gồm vitamin A, B1, B2, B6, B12, D và iốt. Tuy nhiên, hàm lượng nhiều vi chất dinh có trong sữa mẹ tùy thuộc vào chế độ ăn uống và cơ thể của mẹ.
Do vậy, để đảm bảo sữa mẹ có đầy đủ các vi chất dinh dưỡng (các vitamin và khoáng chất), mẹ cần bổ sung các các thực phẩm giàu vitamin như: rau xanh, trái cây, trứng, sữa…
Carbohydrate chủ yếu có trong sữa mẹ là lactose với nồng độ khoảng 67–78 g/L. Các carbohydrate quan trọng khác trong sữa mẹ được gọi là oligosacarit, chiếm khoảng 1 g / dL trong sữa mẹ.
Nồng độ lactose thấp nhất thường vào giai đoạn vài ngày sau sinh (sữa non) và tăng dần qua 4 tháng đầu cho con bú.
Thành phần dinh dưỡng |
Giá trị trung bình của các chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ trưởng thành (100mL) |
Protein |
1.3 g |
Chất béo |
4.2 g |
Carbohydrate |
7.0 g |
Natri |
15 mg |
Canxi |
35 mg |
Phốt pho |
15 mg |
Sắt |
76 mcg |
Vitamin A |
60 mcg |
Vitamin C |
3.8 mg |
Vitamin D |
0.01 mcg |
Bảng giá trị dinh dưỡng của một số thành phần có trong sữa mẹ
Theo thời gian, sữa mẹ cũng có những sự thay đổi nhất định, dưới đây là những cột mốc của sự thay đổi đó, mời các mẹ cùng tìm hiểu nhé.
Những giọt sữa đầu tiên được tiết ra từ bầu ngực của mẹ một vài ngày sau khi sinh được gọi là sữa non. Trong vòng 24 giờ sau sinh, lượng sữa non tiết ra khá ít tùy vào cơ địa từng mẹ nhưng trung bình trong khoảng từ 40 – 50 ml. Nhưng vì dạ dày của bé lúc này còn rất nhỏ, kích thước chỉ bằng viên bi nên lượng sữa như vậy cũng đủ làm bé no rồi mẹ nhé.
Sữa non tiết ra trong giai đoạn này thường có màu vàng nhạt, đặc và có mùi thơm nhẹ. Sữa non cũng chứa đầy đủ các thành phần dinh dưỡng như đã nêu trên chỉ khác về số lượng các thành phần khác nhau.
Cụ thể là, sữa non rất giàu khoáng chất và vitamin, với nồng độ vitamin A, E và K cao hơn sữa mẹ trưởng thành. Tỷ lệ protein có trong sữa non cũng thường cao hơn sữa mẹ trưởng thành.
Sữa non đôi khi được gọi là vắc-xin tự nhiên vì chúng chứa nồng độ kháng thể và bạch cầu của nó rất cao. Điều này có thể giúp bảo vệ em bé tránh mắc nhiều bệnh nhiễm trùng sau khi chào đời.
Không những vậy, sữa mẹ trong giai đoạn này còn chứa nhiều chất có tác dụng nhuận tràng giúp em bé dễ đào thải phân su trong những ngày đầu tiên tiếp xúc với thế giới bên ngoài.
Khoảng hai đến bốn ngày sau khi sinh, sữa mẹ sẽ bắt đầu thay đổi về số lượng. Các chị em có thể cảm thấy ngực của mình trở nên đầy đặn và săn chắc hơn. Vì vậy, nhiều mẹ sẽ cảm thấy ngạc nhiên khi kích thước ngày một lớn dần lên.
Ngày thứ 3 sau sinh: em bé cần lượng sữa mẹ khoảng 300 – 400 ml/ngày và đến ngày thứ 5 thì con số này tăng lên đến 500 - 800 ml.
Từ ngày thứ 5 đến ngày 14, sữa của mẹ được gọi là sữa chuyển tiếp, đúng như tên gọi sữa chuyển tiếp đánh dấu giai đoạn sữa mẹ thay đổi từ sữa non sang sữa trưởng thành.
Sữa chuyển tiếp có sự thay đổi về hàm lượng các chất dinh dưỡng so với sữa non. Trong đó, các chất béo, lactose sẽ có hàm lượng cao hơn để đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ sơ sinh. Không những vậy, các kháng thể, các hoạt chất sinh học khác có trong sữa mẹ vẫn duy trì đủ số lượng để giúp em bé khỏe mạnh.
Sau sinh em bé được bốn tuần, sữa mẹ tiết ra sẽ hoàn toàn “trưởng thành”, tức là chúng chứa đầy đủ nhiều loại protein, đường, vitamin và khoáng chất cùng với nhiều thành phần có hoạt tính sinh học - chẳng hạn như hormone, yếu tố tăng trưởng, enzyme để hỗ trợ cho em bé tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh.
Từ bốn tuần sau sinh, hàm lượng dinh dưỡng và mức độ của các thành phần trong sữa trưởng thành nói chung vẫn khá ổn định.
Ngoài ra, trong mỗi lần mẹ cho con bú thì sữa mẹ chia thành 2 giai đoạn:
Nhiều mẹ thắc mắc rằng có nên cho con bú sau 6 tháng không vì lo ngại khoảng thời gian này sữa mẹ không còn đủ thành phần chất dinh dưỡng nữa.
Sự thật là sữa mẹ sau 6 tháng vẫn có đủ các thành phần chất dinh dưỡng như đã nêu ở trên. Tuy nhiên, số lượng sữa mẹ lúc này không thể đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Theo số liệu thống kê của các chuyên gia y tế thì số lượng sữa mẹ tiết ra thay đổi theo thời gian như sau:
Theo Viện dinh dưỡng Quốc gia, sữa mẹ chỉ cung cấp được 70% nhu cầu năng lượng khi bé trong giai đoạn 6 – 12 tháng tuổi và chỉ cung cấp được 30 – 40% nhu cầu năng lượng của trẻ từ 1 – 2 tuổi.
Sự thay đổi của sữa mẹ theo thời gian
Khi trẻ trên 6 tháng tuổi thì mẹ nên bổ sung thêm các món ăn dặm vào trong chế độ dinh dưỡng của bé để cung cấp thêm nhu cầu năng lượng cho bé. Ngoài ra, mẹ cũng vẫn nên cho trẻ trên 6 tháng tuổi bú đều cho tới khi thức ăn thay thế được sữa mẹ trong việc cung cấp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ.
Mong rằng qua những thông tin mà bài viết đã chia sẻ đã giúp các chị em có góc nhìn tổng quan nhất về sữa mẹ. Chúc mẹ nuôi bé khỏe mạnh, thông minh và phát triển toàn diện nhé.
Dược sỹ: Mai Anh
Tin tức liên quan