Tiểu đường sau sinh là hiện tượng rối loạn chuyển hóa đường máu sau sinh, nồng độ đường máu trong cơ thể luôn tăng cao trên mức bình thường (nồng độ đường máu bình thường của cơ thể thường trong khoảng 3.6 – 6.4 mmol/l).
Tình trạng này có thể xuất phát từ tình trạng tiểu đường trong thai kỳ và tiếp diễn cho tới khi sinh hoặc là sau khi sinh con, mẹ mới mắc bệnh này.
Mẹ bỉm sữa mắc bệnh tiểu đường thường thuộc một số loại như sau:
- Tiểu đường tuýp 1
Đây là loại bệnh tiểu đường phụ thuộc vào insulin. Hệ thống miễn dịch của cơ thể bị rối loạn nên “tấn công” nhầm vào tế bào đảo Tụy – nơi tiết ra Insulin. Điều này làm cho lượng insulin tiết ra giảm hẳn, thậm chí hoàn toàn không tiết ra được Insulin.
Tiểu đường tuýp 1 thường xảy ra ở những người trẻ tuổi, độ tuổi thường mắc nhất theo thống kê của Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ là dưới 30 tuổi
- Tiểu đường tuýp 2
Tiểu đường tuýp 2 hay được gọi là tiểu đường không phụ thuộc vào insulin. Khi bị mắc tiểu đường tuýp 2 thì khả năng đáp ứng với insulin của cơ thể bị suy giảm. Bên cạnh đó, tuyến Tụy không phải lúc nào cũng đủ sức tạo ra lượng insulin với số lượng lớn để phục vụ cho quá trình chuyển hóa của cơ thể.
Chính vì thế, làm cơ thể người bệnh rối loạn chuyển hóa đường. Mẹ sau sinh nếu mắc bệnh tiểu đường thì thường là tiểu đường tuýp 2. Nguy cơ này càng tăng cao ở những mẹ lớn tuổi (> 40 tuổi), những mẹ thừa cân và béo phì.
- Tiểu đường thai kỳ
Một số loại hormone tiết ra với số lượng lớn ở nhau thai để duy trì cho sự phát triển của thai nhi có thể làm rối loạn đường máu của một số mẹ bầu. Hiện tượng này có thể kéo dài tới 1 – 2 tháng sau sinh là hết. Tuy nhiên, sau khoảng thời gian này thì nhiều mẹ bỉm sữa vẫn có chỉ số đường huyết vẫn tăng cao.
Điều này, rất nguy hiểm bởi có thể tình trạng tiểu đường thai kỳ đã biến đổi thành tiểu đường tuýp 2. Do vậy, mẹ cần đi kiểm tra đường huyết thường xuyên sau khi sinh để phát hiện kịp thời và để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Tiểu đường sau sinh là căn bệnh khá nguy hiểm
Tiểu đường đối với một người bình thường đã gây ra những biến chứng nguy hiểm với bản thân họ. Đặc biệt với những mẹ sau sinh bị tiểu đường thì càng gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cả 2 mẹ con.
Chính vì điều này mẹ nên nắm rõ những dấu hiệu bị tiểu đường sau sinh dưới đây để phát hiện sớm căn bệnh này nhé.
Mẹ thường xuyên bị khát nước nhiều mặc dù đã uống đủ nước, vậy thì hãy đi kiểm tra đường máu ngay nhé. Đây có thể là một trong những dấu hiệu bệnh tiểu đường.
Lý do chính là vì khi nồng độ đường máu tăng cao thì cũng là lúc cơ thể huy động nước trong các tế bào để pha loãng đường. Chính điều này đã phát tín hiệu tới hệ thần kinh trung ương và báo hiệu cơ thể đang bị khát.
Để loại bỏ lượng đường dư thừa trong máu, thận và hệ tiết niệu trong cơ thể buộc phải làm việc với cường độ cao. Hoạt động này đã khiến người bệnh phải đi tiểu nhiều trong ngày. Nếu mẹ bỉm sữa đi tiểu trên 8 lần/ngày thì hãy cảnh giác nhé.
Bên cạnh đó, tình trạng đi tiểu nhiều cũng gián tiếp gây ra bởi việc mẹ uống nhiều nước do bị khát. Và điều này cũng khiến cho hoạt động của thận tăng cao.
Đặc trưng trong cơ chế bệnh sinh tiểu đường đó chính là các tế bào trong cơ thể thường xuyên “bị đói” do đường không dung nạp được vào trong tế bào và chuyển hóa thành năng lượng cung cấp cho cơ thể.
Chính vì thế, nhiều mẹ bỉm sữa cũng như nhiều người bệnh khác có thể cảm thấy rất đói và thèm ăn liên tục.
Cơ thể rất cần nhiều năng lượng để hoạt động, thế nhưng đối với những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường thì năng lượng giảm xuống rất ít.
Lý do chính là vì nguyên liệu để chuyển hóa thành năng lượng trong cơ thể chính là glucose và lượng chất này đã bị đào thải nhiều ra khỏi cơ thể, dung nạp vào các tế bào còn rất ít. Do vậy cơ thể sẽ huy động nguồn năng lượng khác lấy từ cơ bắp hoặc mỡ trong cơ thể khiến người bệnh sụt cân nhanh chóng.
Thêm vào đó, tình trạng thiếu insulin đã làm suy giảm quá trình tổng hợp protein và lipid càng khiến cho cơ thể gầy yếu, không đảm bảo được mức trọng lượng bình thường.
Giảm cân nhiều là một trong những dấu hiệu của bệnh tiểu đường sau sinh
Bên cạnh những dấu hiệu nêu trên thì nhiều mẹ bỉm sữa bị tiểu đường còn gặp phải tình trạng ít sữa, thiếu sữa hay là không đủ sữa cho con bú. Nguyên nhân của hiện tượng này thì vẫn chưa xác định được rõ ràng.
Theo các chuyên gia thì có thể là do chế độ ăn uống kiêng khem khi mẹ mắc bệnh tiểu đường đã làm giảm quá trình sản xuất sữa. Ngoài ra, liệu pháp điều trị bằng insulin cũng ảnh hưởng lớn tới việc tiết sữa mẹ. Do vậy, nhiều mẹ gặp khó khăn khi muốn nuôi con bằng sữa mẹ.
Việc điều trị tiểu đường cần rất thận trọng bởi nếu không có biện pháp chữa trị phù hợp có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của cả mẹ và bé. Để đảm bảo, mẹ cần tới khám và thực hiện theo phương pháp điều trị của bác sĩ.
Nhìn chung, cách điều trị cơ bản cho mẹ bỉm sữa bị tiểu đường như sau:
Việc điều trị bằng insulin không ảnh hưởng chất lượng hay số lượng sữa mẹ bởi đây là phân tử có kích thước rất lớn nên khó đi vào sữa mẹ. Ngoài ra, với những mẹ đang dùng Metformin hoặc Diamicron để giảm đường huyết, nhưng cũng đừng quá lo lắng bởi vì:
Tuy nhiên, một số loại thuốc chữa trị tiểu đường có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé. Do đó, nếu mẹ phát hiện bất kỳ vấn đề gì trong quá trình sử dụng thuốc thì hãy báo cáo ngay với bác sĩ điều trị nhé.
Việc điều trị tiểu đường sau sinh cần theo sự chỉ định của bác sĩ
Tiểu đường sau sinh thường sẽ làm “đảo lộn” đáng kể sinh hoạt của cả 2 mẹ con, nên cần rất cần những phương pháp chăm sóc phù hợp với mẹ bị tiểu đường. Một số gợi ý dưới đây sẽ giúp tăng cường chất lượng cuộc sống cho những mẹ bị tiểu đường sau sinh, mời mẹ tham khảo nhé.
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến nồng độ đường trong máu, ăn uống không khoa học có thể làm tăng nồng độ đường trong máu và làm nặng thêm tình trạng tiểu đường.
Để duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lý, mẹ cần thực hiện những điều sau:
Chế độ dinh dưỡng hợp lý là hết sức cần thiết cho mẹ bị tiểu đường sau sinh
Một tin vui dành cho mẹ bỉm sữa bị tiểu đường đó chính là mẹ hoàn toàn có thể cho con bú được. Không chỉ có vậy, việc cho con bú con còn giúp kiểm soát lượng đường máu trong cơ thể mẹ tốt hơn. Với những mẹ bỉm sữa bị tiểu đường cần lưu ý những vấn đề sau:
Một gợi ý nhỏ cho mẹ đó là mẹ nên dùng sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên như ÍCH MẪU LỢI NHI giúp sữa mẹ về nhiều, thơm hơn, đặc hơn và rất an toàn cho những mẹ mắc bệnh tiểu đường.
ÍCH MẪU LỢI NHI có chứa Thiên Môn Chùm (Shatavari) - thảo dược tìm thầy trên đỉnh Himalaya Ấn Độ, giúp tăng 3.5 lần hóc môn tạo sữa mẹ prolactin.
Ngoài ra trong ÍCH MẪU LỢI NHI, các nhà kết hợp cùng với một số thảo dược quý như:
Ưu điểm 1: Hỗ trợ tăng tiết sữa, tăng lượng sữa mẹ
- Sau 5-7 ngày: Nhờ thành phần Shatavari giúp tăng 3,5 lần hóc môn tạo sữa => Số lượng sữa mẹ tăng rõ rệt, mẹ cảm thấy ngực căng tức, sữa xuống dần, lượng sữa tiết ra nhiều hơn, thơm hơn. Mẹ vắt sữa ra mỗi cữ đủ/thừa cho bé bú.
- Sau 10 – 15 ngày: Chất lượng sữa mẹ tăng, sữa đặc (đục) sánh, bé bú no lâu hơn, tăng cân đều.
- Sau 30 ngày: Mẹ ăn ngon, ngủ ngon (nhờ thành phần Hoài Sơn kiện tỳ vị và thành phần Hương Phụ và Diệp Hạ Châu giúp mẹ tăng chuyển hóa năng lượng vào sữa.
=> Lượng sữa mẹ duy trì ổn định, sữa mẹ ĐẶC, SÁNH, NHIỀU CHẤT DINH DƯỠNG hơn.
Ưu điểm 2: GIúp mẹ nhanh lấy lại vóc dáng sau sinh, bé bú no bụ bẫm phổng phao
- Sau 60 ngày: cơ thể mẹ có đủ thời gian để hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn và chuyển hóa năng lượng vào sữa, giảm bớt lượng mỡ thừa => mẹ nhanh lấy lại vóc dáng thon gọn sau sinh.
Số lượng và chất lượng sữa ổn định => bé tăng cân đều, khỏe mạnh, bụ bẫm phổng phao.
Mong rằng qua những thông tin mà bài viết đã chia sẻ đã giúp mẹ có góc nhìn sâu sắc về bệnh tiểu đường sau sinh cũng như cách đối phó với căn bệnh này. Chúc mẹ nhanh chóng hồi phục sức khỏe và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.
Tin tức liên quan