news

11 mũi tiêm quan trọng cho trẻ mà bố mẹ không thể bỏ qua

 Dược sĩ Nguyễn Thị Thảo
 Bác sĩ Phạm Thị Thục
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” luôn là phương châm của các cơ quan y tế trong việc chăm sóc sức khỏe của mọi người, đặc biệt là với trẻ nhỏ khi mà hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện. Do vậy, cha mẹ nên bảo vệ con bạn ngay từ những năm tháng đầu đời bằng những mũi tiêm phòng quan trọng cần ghi nhớ dưới đây nhé.

1. Tiêm phòng sởi

Bệnh sởi là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp rất dễ lây lan do vi rút sởi gây nên. Dịch bệnh sởi thường phát triển rầm rộ vào mùa xuân, tuy nhiên diễn biến dịch sởi hiện nay rất phức tạp, có thể bùng nổ vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Trẻ em dưới 5 tuổi cũng là đối tượng hay mắc căn bệnh này hoặc có thể gặp ở người lớn khi chưa tiêm phòng đầy đủ.

 

Bệnh sởi gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm phổi, rối loạn tiêu hóa, khô loét giác mạc, viêm não hay thậm chí là tử vong.

 

Do vậy, mũi tiêm phòng sởi thật sự rất cần thiết đối với trẻ nhỏ và cũng chính là một trong những cách phòng ngừa cho bé khỏi căn bệnh này. Cha mẹ cần cho trẻ đi tiêm phòng sởi mũi đầu tiên khi trẻ được 9-12 tháng và tiêm nhắc lại mũi thứ 2 khi trẻ 18 tháng.

 

Tiêm phòng sởi cho trẻ

Tiêm phòng sởi cho trẻ là rất cần thiết

2. Tiêm phòng quai bị

Các bạn biết đấy, bệnh quai bị chính là một trong những “thủ phạm” gây biến chứng nghiêm trọng cho cơ quan sinh sản ở trẻ em. Viêm tinh hoàn ở nam, viêm buồng trứng ở nữ giới là một trong những hậu quả mà bệnh quai bị có thể gây ra và có thể dẫn tới vô sinh. Bên cạnh đó, bệnh quai bị còn ảnh hưởng tới não bộ của trẻ, có thể kể đến như: viêm não, viêm màng não.

 

Do vậy, cha mẹ nên tiêm phòng vắc xin phòng bệnh quai bị để có thể bảo vệ thế hệ tương lai của mình tốt hơn nhé. Tiêm phòng vắc xin sởi gồm 2 mũi:

  • Mũi đầu tiên tiêm lúc trẻ được 12 -18 tháng tuổi
  • Mũi thứ 2 khi trẻ 3-5 tuổi, hoặc trước lúc trẻ đi học

 

Các bậc phụ huynh cần lưu ý, trẻ cần được tiêm chủng quai bị đủ 2 mũi để hiệu quả phòng bệnh là tốt nhất nhé.

3. Tiêm phòng uốn ván

Mũi tiêm phòng vắc xin uốn ván sẽ giúp trẻ phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm mà bệnh uốn ván gây ra. Những ảnh hưởng tiêu cực của bệnh uốn ván có thể kể đến như: tổn thương hệ thần kinh trung ương, các bệnh lý về hô hấp như viêm phổi, co thắt cơ, khó thở. Những tác hại này là do độc tố của vi khuẩn uốn ván Clostridium tetani gây ra.

 

Do vậy, cha mẹ cần ghi nhớ lịch tiêm phòng uốn ván cho trẻ như sau:

  • Mũi 1: khi trẻ được 2 tháng
  • Mũi 2: khi trẻ được 3 tháng
  • Mũi 3: khi trẻ được 4 tháng
  • Mũi nhắc lại khi bé được 18 tháng

Tiêm phòng uốn ván

Tiêm phòng uốn ván giúp trẻ ngăn ngừa căn bệnh nguy hiểm này

4. Tiêm phòng Rubella

Mẹ có biết Rubella dễ lây thông qua tiếp xúc với dịch tiết từ mũi và cổ họng của người bị bệnh, nhất là khi hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu thì nguy cơ trẻ nhiễm virus Rubella từ những người xung quanh là điều khó tránh khỏi.

 

Cách tốt nhất để bảo vệ tránh lây nhiễm Rubella đó chính tiêm phòng vắc xin Rubella cho trẻ, liệu trình gồm 2 liều:

  • Mũi 1: Tiêm khi trẻ được 9-12 tháng
  • Mũi 2: tiêm khi trẻ trong khoảng 2-6 tuổi

5. Tiêm phòng bại liệt

Những đứa trẻ bị mắc bệnh bại liệt cót thể bị để lại di chứng liệt không hồi phục và tàn tật suốt đời, các bạn có thể tưởng tượng cuộc sống của những trẻ em bị bại liệt sẽ trở nên khó khăn biết chừng nào đấy khi không thể vận động, đi lại như những người bình thường khác.

 

Bện bại liệt do vi rút Polio gây ra, lây truyền qua đường tiêu hóa thông qua nguồn nước, thực phẩm…

 

Do vậy, tiêm hoặc uống vắc xin phòng bệnh bại liệt là cách tối ưu để tạo miễn dịch chủ động cho trẻ trước căn bệnh này. Cha mẹ cần đưa trẻ đi tiêm đủ 3 liều đều đặn vào các khoảng thời gian khi trẻ nhỏ được 2,3,4 tháng nhé.

6. Tiêm chủng Rotavirus

“Ăn ngon, ngủ kỹ”, hệ tiêu hóa khỏe mạnh luôn là mong ước của các bậc làm cha mẹ. Tuy nhiên đối với trẻ nhỏ khi hệ miễn dịch và tiêu hóa vẫn chưa phát triển hoàn chỉnh thì chúng rất dễ bị tấn công bởi các loại virus và vi khuẩn, trong đó có Rotavirus. Các rối loạn tiêu hóa có thể xảy ra khi trẻ bị nhiễm virus Rota đo là: tiêu chảy, nôn, đau bụng, mất nước dễ dẫn tới trụy mạch, nếu không được can thiệp kịp thời có thể tử vong.

 

Bệnh tiêu chảy do Rotavirus gây ra có thể phòng ngừa bằng cách tiêm vắc xin khi trẻ được 2 tháng, tiêm 2 hoặc 3 liều, mỗi liều cách nhau ít nhất 1 tháng.

7. Tiêm chủng phế cầu

Phế cầu khuẩn khi xâm nhập vào cơ thể trẻ non yếu dễ gây ra cá bệnh lý về đường hô hấp và tại các cơ quan khác như như: viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm tai giữa…

 

Đối với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, phế cầu khuẩn chính là thủ phạm chính gây ra viêm phổi. Đường lây bệnh chủ yếu chính là tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh như: nước bọt, nước mũi do người bệnh ho khạc, hắt hơi…

 

Bạn có thể bảo vệ đường hô hấp và các cơ quan khác của trẻ bằng cách tiêm vắc xin phòng phế cầu đều đặn khi trẻ được 2 tháng, 3 tháng, 4 tháng, 10 tháng nhé.

Tiêm phòng phế cầu

Tiêm phòng phế cầu cho trẻ - người lớn dễ bỏ sót

8. Tiêm phòng Hib

Bệnh Hib là bệnh do vi khuẩn Haemophilus influenzae tuýp B gây ra, bệnh lây theo đường hô hấp hoặc tiếp xúc với nước bọt, nước mũi của người bệnh do ho và hắt hơi gây ra. Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi là đối tượng dễ bị lây nhiễm căn bệnh này nhất. Vi khuẩn Haemophilus influenzae tuýp b chính là nguyên nhân phổ biến gây ra viêm phổi, viêm màng não ở trẻ dưới 5 tuổi.

 

Thật may mắn, bạn có thể chủ động phòng ngừa loại bệnh gây nhiều nguy hiểm này bằng vắc xin tiêm phòng Hib khi trẻ được 2,3,4 tháng tuổi

9. Tiêm phòng lao

Có thể các bạn đã từng nghe qua về những tác hại, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe khi trẻ bị mắc bệnh lao rồi đúng không nhỉ? Những biến chứng của bệnh lao sẽ ngày một nghiêm trọng hơn khi hiện nay vi khuẩn lao đã kháng thuốc và xuất hiện những đột biến mới về chủng vi khuẩn này. Do vậy, nếu như trẻ nhỏ mắc phải bệnh lao thì sẽ rất nguy hiểm, gây nhiều biến chứng tại các cơ quan như: phổi, não, tim, hệ thần kinh, hạch bạch huyết nhé các bạn.

 

Cha mẹ cần cho trẻ tiêm phòng lao trong vòng 1 tháng đầu sau khi sinh và càng sớm càng tốt. Vì đây là bệnh rất dễ lây qua đường hô hấp, hơn nữa sức đề kháng của trẻ còn yếu, do vậy trẻ nhỏ có nguy cơ mắc bệnh khá cao.

 

Bên cạnh đó, khi cho trẻ tiêm phòng lao, cha mẹ cần chú ý tới những tác dụng phụ thường gặp như: bị sốt, bị mưng mủ, nổi hạch hoặc để lại sẹo ở cánh tay… Đây là hiện tượng bình thường của cơ thể trẻ, cho thấy trẻ đã có đáp ứng miễn dịch. Tuy nhiên, khi những tác dụng phụ này diễn biến với mức độ nặng dần lên như sốt cao, hạch sưng to, trẻ tím tái, co giật,… người lớn nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để cấp cứu và chữa trị kịp thời nhé.

 

Tiêm phòng lao cho trẻ

Cha mẹ cần nhớ rõ lịch tiêm phòng lao cho trẻ nhé

 

10. Tiêm phòng viêm não Nhật Bản

Viêm não Nhật Bản là căn bệnh nguy hiểm và phức tạp gây tổn thương hệ thần kinh trung ương ở người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Theo nhiều chuyên gia y tế, những di chứng để lại của bệnh viêm não Nhật Bản khá nghiêm trọng như: liệt nửa người, mất khả năng nói, suy giảm chức năng não, rối loạn hệ vận động.

 

Đường lây truyền viêm não Nhật Bản qua trung gian là muỗi, muỗi hút máu của chim và lợn (nguồn chứa virus viêm não Nhật Bản), sau đó truyền virus sang người khi hút máu người.

 

Bạn có thể phòng ngừa bệnh viêm não Nhật Bản bằng cách đưa trẻ đi tiêm phòng theo lịch trình sau:

  • Mũi 1: khi trẻ được 12 tháng
  • Mũi 2: cách mũi 1 từ 1-2 tuần
  • Mũi 3: khi trẻ được 2-3 tuổi
  • Mũi nhắc lại: khi trẻ từ 4 tuổi trở lên thì tiêm nhắc lại cứ 3 năm 1 lần cho đến khi trẻ tròn 15 tuổi

11. Tiêm phòng viêm gan B

Khi mẹ đi khám thai định kỳ theo sự chỉ định của bác sỹ thì mẹ bầu sẽ được tiến hành xét nghiêm HbsAg xem liệu mình có bị mắc bệnh viêm gan B hay không để có biện pháp dự phòng lây nhiễm.

 

Đối với những bà mẹ có HbsAg dương tính:

  • Tiêm ngay vắc xin viêm gan B mũi sơ sinh cho trẻ trong 24 giờ đầu sau sinh, đồng thời tiêm ngay một mũi huyết thanh viêm gan B (HBIG) trong 12 giờ đầu sau sinh (nếu có).
  • Sau đó, tiêm đủ 3 mũi vắc xin viêm gan B theo đúng lịch khi trẻ được 2,3,4 tháng. 

 

Làm như vậy, có thể giảm lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con tới 95%. Sau mũi tiêm cuối cùng khoảng 1-2 tháng, tiến hành xét nghiệm HBsAg và anti-HBs để đánh giá miễn dịch bảo vệ cho trẻ. Nếu chưa đạt, cần tiêm tiếp 3 mũi vắc xin và xét nghiệm lại.

 

Đối với những bà mẹ có HbsAg âm tính thì lịch tiêm cũng tương tự như vậy, chỉ khác là không cần tiêm mũi huyết thanh viêm gan B cho trẻ khi vừa mới sinh, lịch trình vẫn là 4 mũi lần lượt khi: mới sinh trong vòng 24 giờ đầu tiên, khi trẻ được 2, 3, 4 tháng.

 

Mong rằng qua những chia sẻ về các loại bệnh cần tiêm phòng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đã giúp cha mẹ hiểu rõ về lợi ích cũng như vai trò của việc tiêm chủng đối với sức khỏe của trẻ nhỏ. Hãy tiêm phòng đầy đủ cho trẻ đúng lịch và theo hướng dẫn của nhân viên y tế để trẻ lớn lên khỏe mạnh và phát triển toàn diện nhé bạn!

Dược sỹ: Mai Anh

Bài tập giúp mẹ sau sinh lấy lại vóc dáng

Bài tập giúp mẹ sau sinh lấy lại vóc dáng

Gần như tất cả các mẹ sau sinh đều tá hoả khi cảm nhận thấy sự khác biệt rõ rệt về vóc dáng so với trước : ngấn mỡ lồ lộ cả người, vòng hai y như đang mang bầu, da bụng chảy xệ chùng nhão…Sự xuống cấp...

Xem thêm

GỬI CÂU HỎI hoặc ĐẶT HÀNG TẠI ĐÂY!