Trước khi tìm hiểu về cách xử lý trong trường hợp sữa mẹ có lẫn máu thì mời các mẹ bỉm sữa hãy cùng khám phá các nguyên nhân dưới đây có thể gây ra tình trạng này nhé.
Nguyên nhân phổ biến của hiện tượng sữa mẹ có máu đó chính là núm vú bị nứt. Tình trạng này có thể là do những tổn thương tại núm vú gây ra như các nốt mụn nhọt, vết trầy xước.
Với một số bà mẹ trẻ do thiếu kinh nghiệm cho con bú đúng cách nên có thể gây ra hiện tượng núm vú bị nứt. Lý do chính là do trẻ ngậm bắt núm vú không chính xác gây chèn ép các mạch máu vùng núm vú và gây chảy máu.
Núm vú bị nứt là nguyên nhân phổ biến khiến sữa mẹ có máu
Trong những tuần đầu khi mẹ sinh, xuất hiện đồng thời 2 hiện tượng đó chính là: tăng lượng máu lớn chảy đến ngực và tốc độ sản xuất sữa nhanh đột ngột ở các tuyến sữa trong bầu ngực. Khi hai quá trình này xảy ra đồng thời sẽ làm máu tràn đến ngực nhanh và thoát vào dòng sữa mẹ.
Và khi đó, mẹ sẽ nhận thấy trong sữa non hoặc sữa mẹ có màu nâu hoặc màu rỉ sét. Hội chứng này thường gặp ở những chị em làm mẹ lần đầu, không gây nguy hiểm và thường tự biến mất trong một vài ngày sau đó.
Ở bầu ngực của các chị em luôn có những mạch máu nhỏ được gọi là mao mạch. Khi ngực của mẹ bị chấn thương hoặc hút vắt sữa không đúng cách, hoặc quá mạnh cũng có thể gây vỡ các mao mạch này. Và máu từ các mao mạch bị vỡ này có thể chảy xuống sữa mẹ.
Mẹ có thể mắc bệnh viêm vú do tắc tia sữa hoặc vệ sinh bầu ngực không sạch sẽ tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn có hại xâm nhập vào bầu ngực và gây nên tình trạng viêm.
Viêm vú là bệnh nhiễm trùng vú có có thể gây ra tình trạng tiết dịch mủ có lẫn máu chảy xuống sữa mẹ. Các triệu chứng khác đi kèm khi mẹ gặp phải tình trạng viêm vú là sưng đỏ, đau rát vùng ngực kéo dài, sốt cao.
Trong sữa mẹ có máu có thể xuất phát từ nguyên nhân do các u nhú lành tính gây ra, chúng có thể phát triển bên trong ống dẫn sữa và làm vỡ ống dẫn sữa và gây chảy máu. Dòng máu này có thể đi vào dòng sữa mẹ và gây ra hiện tượng trong sữa mẹ có máu.
Những u nhú lành tính thường không gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ bỉm sữa. Tuy nhiên, mẹ vẫn cần đi khám sức khỏe định kỳ để theo dõi chúng và nhận được lời khuyên từ bác sĩ nhé.
Mắc bệnh ung thư vú là điều không ai muốn xảy ra nhưng trong một số trường hợp nhiều mẹ không may mắn mắc phải căn bệnh này trong thời kỳ mang thai và cho con bú.
Đây cũng có lẽ là nguyên nhân nguy hiểm nhất có thể khiến máu xuất hiện trong sữa mẹ. Các khối u ở vị trí trong các ống dẫn sữa có thể gây chèn ép tới các mạch máu xung quanh và gây ra chảy máu vào ống dẫn sữa mẹ.
>>> Đừng bỏ qua: Sữa công thức là nguồn dinh dưỡng thay thế được nhiều mẹ chọn khi sữa mẹ gặp "vấn đề". Cùng nghiên cứu một loạt bài viết về sữa công thức từ chuyên gia dinh dưỡng nhé:
Nếu mẹ không mắc bệnh lý mà chỉ đơn thuần là gặp phải các tình trạng núm vú bị nứt, các mao mạch ở ngực bị vỡ do hút vắt sữa không đúng cách, cho con bú không đúng cách… thì hoàn toàn vẫn có thể tiếp tục "hành trình" nuôi con bằng sữa mẹ.
Theo các chuyên gia y tế, một lượng máu nhỏ có trong sữa mẹ không gây hại, không ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vấn đề này sẽ tự biến mất trong vòng một vài ngày.
Với những mẹ mắc bệnh ung thư vú và đang điều trị bằng hóa trị thì cần tạm dừng cho con bú vì những loại hóa chất này có thể đi vào dòng sữa mẹ và gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ nhỏ.
Cũng tương tự, nếu mẹ đang mắc một số bệnh như viêm gan B, viêm gan C thì khi phát hiện thấy máu trong sữa mẹ thì mẹ nên tạm dừng cho con bú ngay. Lý do chính là những loại vi rút gây ra những bệnh này có thể theo máu vào trong sữa và gây bệnh cho trẻ. Đối với những mẹ như vậy, không nên cho con bú cho tới khi vú ngừng chảy máu và điều trị bệnh khỏi hẳn.
>>> Mẹ nên biết: nếu xin sữa là phương án mẹ đang nghĩ đến thì đừng bỏ qua những kiến thức cần thiết khi xin sữa mẹ qua bài viết "Cẩn thận khi xin sữa mẹ cho trẻ: đọc sớm trước khi quá muộn"
Khi trong sữa mẹ có máu có nên tiếp tục cho con bú được không
Khi đối mặt với hiện tượng sữa mẹ có lẫn máu thì không ít nhiều mẹ còn bối rối, lúng túng chưa biết xử lý như thế nào? Vậy mẹ có tham khảo một số biện pháp giúp mẹ giải quyết tình trạng này như sau:
- Để duy trì nguồn sữa mẹ cho con bú và phòng ngừa tắc tia sữa, mẹ vẫn nên tiếp tục hút, vắt sữa kể cả khi mẹ thấy máu trong sữa mẹ.
- Nếu thấy em bé đang bú tốt và không gặp bất kỳ vấn đề gì bất thường thì bạn vẫn có thể yên tâm sữa mẹ vẫn tốt và tiếp tục cho bé ăn sữa.
- Trong một số trường hợp, máu trong sữa mẹ sẽ gây một số tình huống khi cho bé bú như:
Hoặc nếu bạn không thể tìm ra nguyên nhân rõ ràng của việc chảy máu hoặc tình trạng này không thuyên giảm thì hãy tới ngay đến các cơ sở y tế uy tín để khám và nhận được sự tư vấn của bác sĩ mẹ nhé.
- Theo dõi thường xuyên để phát hiện tình trạng nhiễm trùng có thể gặp phải như: sốt, sưng, đau ở vùng ngực để phát hiện những vấn đề bất thường mẹ nhé.
- Một số bệnh nhiễm trùng như viêm vú có thể phải cần dùng tới kháng sinh và lúc này mẹ cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Mẹ không nên sử dụng thuốc tùy ý để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe, có thể gây suy giảm chất lượng và số lượng sữa mẹ.
- Cho con bú đúng cách, đúng tư thế có thể làm giảm những tổn thương lên vùng ngực của mẹ, từ đó làm giảm hiện tượng núm vú bị nứt. Do đó, mẹ có thể tham khảo kinh nghiệm của những mẹ có kinh nghiệm hoặc bác sĩ chuyên khoa để có tư thế đúng khi cho con bú.
- Bên cạnh đó, với những mẹ gặp phải tình trạng tình trạng ít sữa, thiếu sữa thì không cần phải cố gắng hút, vắt sữa quá mạnh vì như vậy sẽ gây những chấn thương bộ phận nhạy cảm này nhé. Để sữa mẹ tràn trề, nhiều sữa cho con bú thì mẹ có thể sử dụng thêm các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược hỗ trợ tăng cường tiết sữa, kích sữa giúp sữa về nhiều, đặc, thơm, mát hơn cho con ví dụ như ví dụ như sản phẩm ÍCH MẪU LỢI NHI.
ÍCH MẪU LỢI NHI có chứa Thiên Môn Chùm (Shatavari) - tthảo dược được chứng minh giúp tăng 3,5 lần Prolactin-hormone tạo sữa mẹ
Ngoài ra trong ÍCH MẪU LỢI NHI, các nhà khoa học kết hợp cùng với một số thảo dược quý như:
Ưu điểm 1: Hỗ trợ tăng tiết sữa, tăng lượng sữa mẹ
=> Lượng sữa mẹ duy trì ổn định, sữa mẹ ĐẶC, SÁNH, NHIỀU CHẤT DINH DƯỠNG hơn.
Ưu điểm 2: GIúp mẹ nhanh lấy lại vóc dáng sau sinh, bé bú no bụ bẫm phổng phao
- Sau 60 ngày: cơ thể mẹ có đủ thời gian để hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn và chuyển hóa năng lượng vào sữa, giảm bớt lượng mỡ thừa => mẹ nhanh lấy lại vóc dáng thon gọn sau sinh.
Số lượng và chất lượng sữa ổn định => bé tăng cân đều, khỏe mạnh, bụ bẫm phổng phao.
Mong rằng qua những thông tin mà bài viết đã chia sẻ đã giúp mẹ hiểu rõ hơn về hiện tượng có máu trong sữa mẹ và biện pháp xử lý. Chúc mẹ nuôi con khỏe mạnh và gặp nhiều điều may mắn nhé.
Dược sĩ: Mai Anh
Tin tức liên quan